Người giám định trong vụ án hình sự từ chối việc kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến người giám định. Cho tôi hỏi người giám định trong vụ án hình sự từ chối việc kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào? Câu hỏi của chị Hoàng Mai ở Bình Dương.

Người giám định trong vụ án hình sự từ chối việc kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Theo quy định tại Điều 383 Bộ luật Hình sự 2015, điểm i khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu như sau:

Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu
1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, người giám định trong vụ án hình sự từ chối việc kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Người giám định trong vụ án hình sự

Người giám định trong vụ án hình sự (Hình từ Internet)

Đương nhiên được xóa án tích có được áp dụng đối với người giám định trong vụ án hình sự từ chối việc kết luận giám định đã chấp hành xong hình phạt không?

Theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:

Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
...

Theo quy định trên, người giám định trong vụ án hình sự từ chối việc kết luận giám định mà không có lý do chính đáng sau khi chấp hành xong hình phạt và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 01 năm hoặc 02 năm (tùy theo mức phạt của người này) thì sẽ đương nhiên được xóa án tích.

Người giám định trong vụ án hình sự từ chối việc kết luận giám định là người bị bệnh nặng thì được hoãn chấp hành hình phạt tù không?

Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:

Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Như vậy, người giám định trong vụ án hình sự từ chối việc kết luận giám định là người bị bệnh nặng thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi sức khỏe được hồi phục.

Kết luận giám định Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kết luận giám định
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kết luận giám định rối loạn loạn thần di chứng và khởi phát muộn do sử dụng rượu
Pháp luật
Kết luận giám định có được xem là nguồn chứng cứ trong vụ việc dân sự không? Việc giám định lại được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Trường hợp trưng cầu giám định thông qua tổ chức cử người giám định thì bản kết luận giám định phải có chữ ký của ai?
Pháp luật
Kiểm sát viên có trách nhiệm gì nếu thấy nội dung kết luận giám định phát sinh những vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến các tình tiết của vụ án hình sự?
Pháp luật
Nếu thấy cần làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định trong vụ án hình sự thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Người giám định trong vụ án hình sự từ chối việc kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Pháp luật
Kết luận giám định quy định như thế nào? Kết luận giám định có được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không?
Pháp luật
Kết luận giám định tư pháp gồm có những nội dung gì? Kết luận giám định tư pháp bắt buộc phải có chữ kỹ của những ai?
Pháp luật
Có thể phục hồi điều tra vụ án nếu việc trưng cầu giám định chưa có kết luận giám định mà đã hết thời hạn điều tra không?
Pháp luật
Đối với kết luận giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định tại chỗ mà có giám định viên không thống nhất thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Kết luận giám định bổ sung trong giám định pháp y tâm thần có được lưu trong hồ sơ không? Nếu có thì do ai chịu trách nhiệm thực hiện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kết luận giám định
805 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kết luận giám định

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kết luận giám định

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào