Người giám định có được tham gia hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự không? Việc hỏi người giám định tại phiên tòa xét xử được quy định thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của người giám định trong tố tụng hình sự là gì?
- Người giám định có được tham gia hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự không?
- Việc hỏi người giám định tại phiên tòa xét xử được quy định thế nào?
- Người giám định vắng mặt tại phiên tòa xét xử thì phiên tòa có bị hoãn hay không?
Quyền và nghĩa vụ của người giám định trong tố tụng hình sự là gì?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người giám định, theo đó người giám định có quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Người giám định có quyền:
- Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
- Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
- Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
- Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
- Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;
- Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
(2) Người giám định có các nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Việc hỏi người giám định tại phiên tòa xét xử được quy định thế nào?
Người giám định có được tham gia hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự không?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của người giám định cụ thể như sau:
“2. Người giám định có quyền:
…
c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
…”
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về trình tự xét hỏi tại phiên tòa như sau:
“2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.”
Như vậy, theo những quy định nêu trên, bạn có quyền tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi tại phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định, việc giám định.
Việc hỏi người giám định tại phiên tòa xét xử được quy định thế nào?
Theo Điều 316 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc hỏi người giám định, người định giá tài sản như sau:
- Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa yêu cầu người giám định, người định giá tài sản trình bày kết luận của mình về vấn đề được giám định, định giá tài sản. Khi trình bày, người giám định, người định giá tài sản có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, định giá tài sản, căn cứ để đưa ra kết luận giám định, định giá tài sản.
- Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, định giá tài sản, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định, định giá tài sản hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.
- Trường hợp người giám định, người định giá tài sản không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định, định giá tài sản.
- Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại, định giá lại tài sản.
Như vậy, việc hỏi người giám định tại phiên tòa xét xử được thực hiện theo quy định nêu trên.
Người giám định vắng mặt tại phiên tòa xét xử thì phiên tòa có bị hoãn hay không?
Theo Điều 294 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản cụ thể như sau:
“Điều 294. Sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản
1. Người giám định, người định giá tài sản tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.
2. Nếu người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.”
Như vậy, nếu người giám định vắng mặt tại phiên tòa xét xử thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử có thể quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc người giám định có được tham gia hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, việc hỏi người giám định tại phiên tòa xét xử theo quy định mới nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo để đảm bảo việc thực hiện các quyền lợi của mình tại phiên tòa xét xử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?
- Chi tiết lịch nghỉ Tết ngân hàng Sacombank 2025? Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong bảo vệ quyền lợi của khách hàng?
- Lịch nghỉ Tết Techcombank 2025 như thế nào? Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm của ngân hàng mới nhất?
- Lịch nghỉ Tết ngân hàng VPBank 2025 mới nhất? Đi làm dịp tết Âm lịch 2025 được trả lương thế nào?