Người giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tổ chức giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức án cao nhất là bao nhiêu năm tù? Đây là câu hỏi của anh T.L đến từ Ninh Thuận.

Người giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 3 Điều 10 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 như sau:

Các hành vi bị cấm
1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp phí bảo hiểm tiền gửi.
2. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền bảo hiểm.
3. Gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ về bảo hiểm tiền gửi.
4. Cản trở, gây khó khăn, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, người được bảo hiểm tiền gửi và cơ quan, tổ chức có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Theo đó, giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Do đó người thực hiện hành vi trên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt theo điểm b khoản 4, điểm c, d khoản 6 Điều 38 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi
...
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhận bảo hiểm đối với tiền gửi không được bảo hiểm quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi;
b) Gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ về bảo hiểm tiền gửi mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc hoàn trả ngay số phí bảo hiểm đã thu, thu hồi ngay số tiền bảo hiểm đã trả do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
d) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và các điểm a, c khoản 5 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...

Như vậy, người giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc người này hoàn trả ngay số phí bảo hiểm đã thu, thu hồi ngay số tiền bảo hiểm đã trả do thực hiện hành vi này.

Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát;

Không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi này,

Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

bảo hiểm tiền gửi

Giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự là 01 năm.

Người giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Người giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó, người giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi tùy vào tình tiết và mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bằng phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Và việc giả mạo hồ sơ bảo hiểm tiền gửi có dấu hiệu lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

Bảo hiểm tiền gửi TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM TIỀN GỬI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức nào phải tham gia bảo hiểm tiền gửi? Người được bảo hiểm tiền gửi có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Cá nhân có tiền gửi bằng đồng Việt Nam được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có quyền gì?
Pháp luật
Tiền gửi bằng ngoại tệ có được bảo hiểm tiền gửi không? Tiền gửi được bảo hiểm có phải là cơ sở để tính phí bảo hiểm tiền gửi?
Pháp luật
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có phải thông báo công khai về địa điểm, thời gian, phương thức trả tiền bảo hiểm không?
Pháp luật
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không?
Pháp luật
Tổ chức nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi? Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định?
Pháp luật
Ai sẽ được nhận tiền bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức tín dụng bị phá sản? Được ủy quyền cho người khác để nhận tiền bảo hiểm tiền gửi không?
Pháp luật
Tổ chức tài chính vi mô là đối tượng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đúng hay không theo quy định?
Pháp luật
Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là gì? Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi hiện nay là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm tiền gửi
638 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm tiền gửi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm tiền gửi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào