Người được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được hưởng những chế độ ưu đãi gì? Việc truy tặng danh hiệu này do ai quyết định?
Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho những bà mẹ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 1 Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" năm 1994 Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" để tặng hoặc truy tặng những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Tại Điều 2 Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" năm 1994, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" sửa đổi 2012 như sau:
Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
1. Có 2 con trở lên là liệt sĩ;
2. Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
3. Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ;
4. Có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;
5. Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Như vậy, những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
(1) Có 2 con trở lên là liệt sĩ;
(2) Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
(3) Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ;
(4) Có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;
(5) Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (Hình từ Internet)
Người được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được hưởng những chế độ ưu đãi gì?
Căn cứ theo Điều 4 Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" năm 1994, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" sửa đổi 2012 như sau:
Người được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:
1. Được tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng;
2. Được hưởng khoản tiền một lần và được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
3. Khi từ trần được tổ chức lễ tang trang trọng;
4. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng, tổ chức lễ tang do Nhà nước bảo đảm.
Đồng thời, tại Điều 3 Nghị định 56/2013/NĐ-CP có quy định hướng dẫn cụ thể như sau:
Chế độ ưu đãi
1. Bà mẹ được tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Bà mẹ được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì thân nhân thờ cúng bà mẹ được nhận Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
b) Lễ tặng hoặc truy tặng được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, có ý nghĩa giáo dục truyền thống; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
4. Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú;
b) Lễ tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
5. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” không quá 01 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp; lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 02 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp.
Như vậy, người được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:
- Được tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng;
- Được hưởng khoản tiền một lần và được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Khi từ trần được tổ chức lễ tang trang trọng;
- Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng, tổ chức lễ tang do Nhà nước bảo đảm.
Việc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" do ai quyết định?
Tại Điều 5 Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" năm 1994 quy định thì việc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" do Chủ tịch nước quyết định theo đề nghị của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?