Người được thi hành án có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự không? Những ai được xét miễn, giảm chi phí này?
Người được thi hành án có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự không?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả.
Và căn cứ khoản 2 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì người được thi hành án vẫn có thể chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự gồm:
- Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá.
- Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Cưỡng chế thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Những ai được xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự?
Cá nhân được xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 62/2015/NĐ-CP như sau:
Miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Đương sự là cá nhân có thể được Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền tổ chức thi hành án xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn.
Mức thu nhập tối thiểu được xác định theo chuẩn hộ nghèo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
b) Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng.
c) Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
2. Đương sự phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án nêu rõ lý do đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
Đương sự có khó khăn về kinh tế, thuộc điện neo đơn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập. Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh. Đương sự bị tàn tật, ốm đau kéo dài phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và tài liệu kèm theo của đương sự, cơ quan thi hành án dân sự xem xét, quyết định về việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
...
Theo đó, cá nhân có thể được xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự khi thuộc một trong những trường hợp sau:
(1) Có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn.
Mức thu nhập tối thiểu được xác định theo chuẩn hộ nghèo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
(2) Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng.
(3) Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
Lưu ý: Cá nhân phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự nêu rõ lý do đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
Mức miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự là bao nhiêu?
Việc xác định mức miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định 62/2015/NĐ-CP như sau:
Miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
...
3. Mức miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án được xác định như sau:
a) Đương sự thuộc diện quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này được xét giảm 1/2 chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp;
b) Đương sự thuộc diện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này đã thi hành được ít nhất 1/2 chi phí cưỡng chế thì có thể được xét miễn chi phí cưỡng chế thi hành án còn lại.
...
Như vậy, mức miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự được xác định như sau:
(1) Xét giảm 1/2 chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự phải nộp đối với đương sự thuộc diện:
- Có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn.
- Neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
(2) Xét miễn chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự còn lại đối với đương sự thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng đã thi hành được ít nhất 1/2 chi phí cưỡng chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?