Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo sự phân công của ai và mức bồi dưỡng được quy định như thế nào?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo sự phân công của ai?
- Mức bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập được quy định như thế nào?
- Có thể gia hạn thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập trong bao lâu theo quy định pháp luật hiện hành?
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo sự phân công của ai?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Thanh tra 2010 về thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành như sau:
"Điều 51. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành và phân công Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập
...
2. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Trong trường hợp phân công Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra độc lập thì Thanh tra viên phải xuất trình thẻ thanh tra; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải xuất trình thẻ công chức."
Bên cạnh đó, theo Điều 29 Nghị định 07/2012/NĐ-CP cũng có quy định:
"Điều 29. Phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập
Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở căn cứ vào kế hoạch thanh tra phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập. Quyết định phân công bao gồm các nội dung sau:
1. Họ, tên, chức danh, số hiệu thẻ của Thanh tra viên hoặc của công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập.
2. Phạm vi, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
3. Thời gian tiến hành thanh tra."
Theo đó, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở căn cứ vào kế hoạch thanh tra phân công công chức thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập.
Khi tiến hành thanh tra độc lập thì người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải xuất trình thẻ công chức.
Công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập (Hình từ Internet)
Mức bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập được quy định như thế nào?
Tại Điều 1 Quyết định 12/2014/QĐ-TTg quy định chế độ bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (sau đây viết tắt là công chức thanh tra chuyên ngành).
Chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành được tính theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quyết định thanh tra hoặc quyết định phân công công chức tiến hành thanh tra độc lập của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 3 Quyết định 12/2014/QĐ-TTg.
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 12/2014/QĐ-TTg quy định về mức bồi dưỡng như sau:
“Điều 4. Mức bồi dưỡng
Mức bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành là 80.000 đồng/ngày.”
Theo đó, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành gọi tắt là công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập có mức bồi dưỡng là 80.000 đồng/ngày.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 07/2012/NĐ-CP như sau:
"Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở.
2. Xuất trình văn bản phân công nhiệm vụ, thẻ thanh tra viên hoặc thẻ công chức khi tiến hành thanh tra.
3. Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
4. Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra xem xét, xử lý.
6. Lập biên bản làm việc với đối tượng thanh tra khi kết thúc thanh tra.
7. Báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình."
Trên đây là quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập.
Có thể gia hạn thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập trong bao lâu theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 30. Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập
Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở gia hạn thời gian thanh tra nhưng thời gian gia hạn không được vượt quá 05 ngày làm việc."
Theo đó, thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra.
Trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở gia hạn thời gian thanh tra nhưng thời gian gia hạn không được vượt quá 05 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng do cơ quan nào chủ trì tổ chức? Chi phí tổ chức giám định do ai chi trả?
- Tích tụ đất nông nghiệp có phải phù hợp với đặc điểm về đất đai? Nhà nước có chính sách gì khi thực hiện tích tụ đất nông nghiệp?
- Quy định về thu hồi giấy phép xe tập lái từ 2025 theo Nghị định 160/2024 thế nào? Giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái ra sao?
- Mạng lưới tư vấn viên là gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên nhằm mục đích?
- Tải về mẫu bản án hình sự sơ thẩm mới, chuẩn pháp lý? Trường hợp Viện kiểm sát được kháng nghị bản án?