Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp phát những loại trang phục nào?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp phát những loại trang phục nào?
- Áo sơ mi tay dài của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp 1 năm mấy chiếc?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội phải mặc trang phục khi nào?
- Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội?
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp phát những loại trang phục nào?
Căn cứ Điều 10 Quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Trang phục
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được cấp trang phục, bao gồm: Quần áo thu đông, áo sơ mi dài tay, quần xuân hè, áo xuân hè ngắn tay, áo xuân hè dài tay, Juyp, giầy da, ca ra vát, dây thắt lưng, cặp tài liệu, biển tên, mũ kêpi, cành tùng, cầu vai, phù hiệu.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp trang phục, bao gồm: Quần áo thu đông, áo sơ mi dài tay, quần xuân hè, áo xuân hè ngắn tay, áo xuân hè dài tay, Juyp, giầy da, ca ra vát, dây thắt lưng, cặp tài liệu, biển tên, mũ kêpi, cành tùng, cầu vai, phù hiệu.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp phát những loại trang phục nào? (Hình từ Internet)
Áo sơ mi tay dài của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp 1 năm mấy chiếc?
Căn cứ Điều 12 Quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Tiêu chuẩn, niên hạn cấp phát trang phục
1. Trang phục cấp theo niên hạn
....
2. Trang phục cấp một lần (trường hợp trang phục bị cũ, hư hỏng, bị mất thì được cấp lại) gồm: Mũ kêpi, cành tùng, cầu vai, biển tên.
Theo đó, áo sơ mi tay dài của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp 1 năm 1 chiếc (lần đầu được cấp 2 chiếc).
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội phải mặc trang phục khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Sử dụng trang phục
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành mặc trang phục phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng, sạch sẽ, là phẳng; cài đủ cúc, khóa; đeo biển tên, cành tùng, cầu vai, ca ra vát (đối với trang phục thu đông); mang dây thắt lưng; đi giày được cấp phát. Nam giới mặc trang phục xuân hè áo kiểu sơ mi phải để áo trong quần.
2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải mặc trang phục khi:
a) Thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
b) Dự các buổi lễ kỷ niệm, hội nghị, cuộc họp hoặc làm việc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài Ngành;
c) Dự lớp học, lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành không bắt buộc mặc trang phục trong trường hợp sau:
a) Được giao thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, xác minh thông tin mà theo yêu cầu công tác phải giữ bí mật;
b) Tham gia các hoạt động xã hội không yêu cầu mặc trang phục thanh tra chuyên ngành;
c) Nữ đang mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi.
Như vậy, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội phải mặc trang phục khi:
- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
- Dự các buổi lễ kỷ niệm, hội nghị, cuộc họp hoặc làm việc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài Ngành;
- Dự lớp học, lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.
Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 16 Quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Sử dụng trang phục, biển tên không đúng mục đích hoặc trong khi không làm nhiệm vụ nhằm vụ lợi.
2. Cho thuê, mượn, trao đổi hoặc lợi dụng việc sử dụng trang phục trái quy định.
3. Tự ý thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu trang phục.
4. Mặc trang phục không sạch sẽ, không gọn gàng, thiếu đồng bộ, không thống nhất.
5. Đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
6. Mặc trang phục khi ngồi ở quán rượu, bia.
Như vậy, những hành vi sau đây là hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội:
- Sử dụng trang phục, biển tên không đúng mục đích hoặc trong khi không làm nhiệm vụ nhằm vụ lợi.
- Cho thuê, mượn, trao đổi hoặc lợi dụng việc sử dụng trang phục trái quy định.
- Tự ý thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu trang phục.
- Mặc trang phục không sạch sẽ, không gọn gàng, thiếu đồng bộ, không thống nhất.
- Đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Mặc trang phục khi ngồi ở quán rượu, bia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?