Người được công nhận là tuyên truyền viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng có được tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật không?
- Người được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật gọi là gì?
- Người được công nhận là tuyên truyền viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng có được tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật không?
- Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật được nộp như thế nào?
Người được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật gọi là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật như sau:
Tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật
1. Tuyên truyền viên pháp luật là người được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Tuyên truyền viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có uy tín, năng lực chuyên môn, am hiểu pháp luật;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong cơ quan, đơn vị;
c) Có khả năng diễn thuyết trước tập thể.
Theo quy định trên, người được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật gọi là tuyên truyền viên pháp luật.
Tuyên truyền viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có uy tín, năng lực chuyên môn, am hiểu pháp luật;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong cơ quan, đơn vị;
- Có khả năng diễn thuyết trước tập thể.
Tuyên truyền viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Người được công nhận là tuyên truyền viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng có được tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về quyền, nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật như sau:
Quyền, nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật
1. Tuyên truyền viên pháp luật có các quyền sau đây:
a) Được tham gia ý kiến, đề xuất giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Được cung cấp, tiếp cận văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu pháp luật và các văn bản, thông tin, tài liệu của Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị thuộc diện được phép công khai để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Được hưởng thù lao theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền viên pháp luật có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật theo phân công và theo quy định của pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Truyền đạt chính xác nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Không được Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự và thực hiện các hành vi bị cấm;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo phân công của người có thẩm quyền.
Theo đó, tuyên truyền viên pháp luật có các quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể trên. Trong đó, tuyên truyền viên pháp luật được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật được nộp như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 46 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về trình tự, thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật
1. Tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức pháp chế thì cơ quan được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị lựa chọn, lập danh sách và hồ sơ người có đủ Điều kiện, tiêu chuẩn làm tuyên truyền viên pháp luật trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp mình quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật được lập thành một bộ, gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật;
b) Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật, gồm các thông tin sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn được đào tạo, lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua đường công văn, ngoài bì ghi rõ “Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật”.
Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua đường công văn, ngoài bì ghi rõ “Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?