Tuyên truyền viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn nào theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định?
Tuyên truyền viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn nào theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định Tuyên truyền viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn như sau:
Tuyên truyền viên pháp luật và những người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở
1. Người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật được xem xét để công nhận là tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn hoặc được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.
Như vậy, theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định Tuyên truyền viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
- Người có uy tín.
- Người có kiến thức, am hiểu về pháp luật.
- Người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.
Tuyên truyền viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn nào theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định? (Hình ảnh Internet)
Phạm vi hoạt động của Tuyên truyền viên pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BTP quy định về phạm vi hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật cụ thể như sau:
Phạm vi hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
1. Báo cáo viên pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận (sau đây gọi là báo cáo viên pháp luật Trung ương) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi toàn quốc.
2. Báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là báo cáo viên pháp luật tỉnh) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công nhận báo cáo viên pháp luật.
3. Báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là báo cáo viên pháp luật huyện) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương nơi công nhận báo cáo viên pháp luật.
4. Tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là tuyên truyền viên pháp luật) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì tuyên truyền viên pháp luật có phạm vi hoạt động ở xã, phường, thị trấn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
Trường hợp nào thì cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BTP quy định về việc cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật như sau:
Cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật
1. Các trường hợp cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật bao gồm:
a) Tự nguyện xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
b) Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
d) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Khi tuyên truyền viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật. Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được gửi cho Trưởng ban công tác Mặt trận, tuyên truyền viên pháp luật và được công bố công khai theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
4. Kể từ khi Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật có hiệu lực thi hành, người được cho thôi chấm dứt tư cách tuyên truyền viên pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì những trường hợp cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật, bao gồm:
- Tự nguyện xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác.
- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012.
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức thi đua của Dân quân tự vệ áp dụng từ ngày 22/12/2024 theo Thông tư 93 như thế nào?
- Black Friday là thứ mấy? Black Friday là ngày gì ở Việt Nam? Hàng hóa dịch vụ được khuyến mãi trong dịp Black Friday?
- Mẫu Báo cáo công tác chuẩn bị đại hội chi bộ? Đại hội chi bộ được triệu tập sớm hoặc muộn hơn khi nào?
- Bài phát biểu cảm nghĩ hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường 2024 2025? Bài phát biểu của giáo viên dạy giỏi cấp trường?
- Người có thẩm quyền có cần phải xác minh chủ thể vi phạm trước khi lập biên bản vi phạm hành chính không?