Người được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan phải có thời gian công tác trong ngành tài chính tối thiểu bao nhiêu năm?
- Người được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan phải có thời gian công tác trong ngành tài chính tối thiểu bao nhiêu năm?
- Để được bổ nhiệm giữ chức danh Phó Vụ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan thì có cần có trình độ lý luận chính trị không?
- Yêu cầu về trình độ, năng lực của người giữ chức danh Phó Vụ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan như thế nào?
Người được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan phải có thời gian công tác trong ngành tài chính tối thiểu bao nhiêu năm?
Phó Vụ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Vụ, Cục và tương đương thuộc, trực thuộc Tổng cục (gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 298/QĐ-BTC năm 2022 quy định như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Phó Vụ trưởng
1. Về kinh nghiệm công tác
- Đối với Vụ có tổ chức cấu thành: Có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 03 năm làm công tác trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao; phải có thời gian (cộng dồn) đảm nhiệm chức Vụ trưởng phòng hoặc tương đương từ 02 năm trở lên trừ trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc hoặc nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền.
- Đối với Vụ không có tổ chức cấu thành: Có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 03 năm làm công tác trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao trừ trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc hoặc nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền.
Theo đó, đối với tiêu chuẩn về kinh nghiệm công tác, người được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan phải có thời gian công tác trong ngành tài chính tối thiểu từ 05 năm trở lên.
Để được bổ nhiệm giữ chức danh Phó Vụ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan thì có cần có trình độ lý luận chính trị không?
Tại khoản 2 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 298/QĐ-BTC năm 2022 quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chức danh Phó Vụ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Phó Vụ trưởng
…
2. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a. Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ do cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
b. Hiện đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên;
c. Có trình độ lý luận chính trị trung cấp hoặc tương đương trở lên;
d. Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên;
e. Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương.
Trường hợp chưa có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương thì người được bổ nhiệm phải bổ sung chứng chỉ này trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Căn cứ quy định trên thì có trình độ lý luận chính trị trung cấp hoặc tương đương trở lên là một trong các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chức danh Phó Vụ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan.
Yêu cầu về trình độ, năng lực của người giữ chức danh Phó Vụ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 298/QĐ-BTC năm 2022 thì tiêu chuẩn chung về trình độ, năng lực và uy tín của người giữ chức danh Phó Vụ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mối quan hệ trong công tác của hệ thống chính trị; chiến lược phát triển của ngành; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao; hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước, tình hình phát triển của ngành; được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức thực tiễn về ngành, lĩnh vực.
- Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, định hướng phát triển, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất các giải pháp, phương pháp tổ chức thực hiện công việc thuộc chuyên môn, chuyên ngành được giao; có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để tham mưu cấp có thẩm quyền cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; tổ chức thực hiện tốt các nguyên tắc quy chế dân chủ ở cơ quan, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của công chức; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 năm gần nhất tính đến thời điểm xem xét bổ nhiệm.
- Có năng lực đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tập thể, cá nhân, được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm; tổ chức phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?