Người được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng những điều kiện nào và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự gồm những giấy tờ gì?
Người được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng những điều kiện nào?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BNG thì nội dung này được quy định như sau:
"Điều 15. Điều kiện bổ nhiệm Lãnh sự danh dự
Người được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng những điều kiện sau:
1. Là công dân Việt Nam, công dân nước tiếp nhận hoặc công dân nước thứ ba;
2. Thường trú tại nước tiếp nhận;
3. Có uy tín trong xã hội, có khả năng tài chính;
4. Có lý lịch tư pháp rõ ràng;
5. Có hiểu biết về Việt Nam và nước tiếp nhận;
6. Không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Việt Nam hoặc của bất cứ nước nào, không nhận lương từ ngân sách của Chính phủ Việt Nam hoặc bất cứ nước nào."
Như vậy với mong muốn của được trở thành Lãnh sự danh dự thì bạn cần đáp ứng những điều kiện như là công dân Việt Nam, công dân nước tiếp nhận hoặc công dân nước thứ ba; Thường trú tại nước tiếp nhận; Có uy tín trong xã hội, có khả năng tài chính; Có lý lịch tư pháp rõ ràng; Có hiểu biết về Việt Nam và nước tiếp nhận; hông phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Việt Nam hoặc của bất cứ nước nào, không nhận lương từ ngân sách của Chính phủ Việt Nam hoặc bất cứ nước nào.
Người được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng những điều kiện nào và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 1, khoản 3 Điều 16 Thông tư 01/2020/TT-BNG, Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự được quy định như sau:
"Điều 16. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự
1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự:
a) Thư gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nêu nguyện vọng làm Lãnh sự danh dự, trong đó cam kết nếu được bổ nhiệm sẽ tự bảo đảm mọi chi phí cho hoạt động của Lãnh sự danh dự, không nhận lương từ Chính phủ Việt Nam, tôn trọng pháp luật và tập quán của Việt Nam và nước tiếp nhận. Trong thư nêu rõ nơi dự kiến đặt trụ sở làm việc của Lãnh sự danh dự và khu vực lãnh sự;
b) Sơ yếu lý lịch có dán 01 (một) ảnh cỡ 4x6 cm (ảnh mới chụp, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu);
c) 02 (hai) ảnh cỡ 2x3 cm để làm Thẻ Lãnh sự danh dự (ảnh mới chụp, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu);
d) Bản sao có chứng thực hộ chiếu. Trong trường hợp là công dân Việt Nam hoặc công dân nước thứ ba thì cần nộp bản sao có chứng thực hộ chiếu và Thẻ thường trú tại nước tiếp nhận;
đ) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận cấp không quá 01 (một) năm tính đến ngày nộp hồ sơ;
e) Chương trình, kế hoạch hành động dự kiến.
...
3. Các giấy tờ tiếng nước ngoài trong hồ sơ phải được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Việt và chứng thực chữ ký người dịch theo quy định. Lý lịch tư pháp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi dịch và chứng thực chữ ký người dịch, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại."
Để được bổ nhiệm Lãnh sự danh dự thì thực hiện theo quy trình như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định về quy trình bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, cụ thể như sau:
"Điều 17. Quy trình bổ nhiệm Lãnh sự danh dự
1. Quy trình bổ nhiệm Lãnh sự danh dự
a) Người có nguyện vọng làm Lãnh sự danh dự (sau đây gọi là ứng viên Lãnh sự danh dự) nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư này cho Cục Lãnh sự (gửi trực tiếp hoặc thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm).
b) Cục Lãnh sự có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Cục Lãnh sự hướng dẫn ứng viên Lãnh sự danh dự bổ sung, hoàn thiện.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, Cục Lãnh sự đề nghị Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm cho ý kiến về sự cần thiết của việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, về cá nhân ứng viên Lãnh sự danh dự, kiến nghị về khu vực lãnh sự và xếp hạng Lãnh sự danh dự.
Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm có trách nhiệm tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận về khả năng chấp thuận việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự và thông báo cho Cục Lãnh sự biết kết quả.
c) Sau khi có ý kiến của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm, Cục Lãnh sự trao đổi với các đơn vị liên quan trong Bộ và các cơ quan hữu quan và trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự.
d) Sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đồng ý về nguyên tắc việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự đề nghị Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm có công hàm chính thức đề nghị Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận chấp thuận việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự.
đ) Sau khi Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận có công hàm chính thức trả lời chấp thuận việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký Quyết định bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Giấy ủy nhiệm lãnh sự danh dự.
e) Cục Lãnh sự có văn bản đề nghị Cục Quản trị Tài vụ và Phòng Hành chính Bộ Ngoại giao cung cấp con dấu, dấu chức danh, dấu tên, Quốc kỳ, Quốc huy và biển hiệu. Cục trưởng Cục Lãnh sự ký cấp Thẻ Lãnh sự danh dự (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này).
g) Sau khi hoàn tất các thủ tục quy định tại điểm a đến e khoản này, Cục Lãnh sự chuyển thông tin cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để thông báo cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận và cá nhân Lãnh sự danh dự.
Cục Lãnh sự (hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm) tổ chức trao Quyết định bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Giấy ủy nhiệm lãnh sự danh dự và các phương tiện hoạt động quy định tại điểm e khoản này cho Lãnh sự danh dự."
Trên đây là quy trình bổ nhiệm Lãnh sự danh dự đối với người có nguyện vọng muốn làm Lãnh sự danh dự, vì vậy cần lưu ý các bước để thực hiện theo đúng với quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?