Người được bổ nhiệm giữ chức danh Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần đảm bảo tiêu chuẩn ra sao?
- Người được bổ nhiệm giữ chức danh Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần đảm bảo tiêu chuẩn ra sao?
- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cần phải đảm bảo điều kiện về năng lực và uy tín như thế nào?
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần đáp ứng những yêu cầu nào về đạo đức, lối sống?
Người được bổ nhiệm giữ chức danh Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần đảm bảo tiêu chuẩn ra sao?
Theo quy định tại tiết 2.13 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về khung tiêu chuẩn chức danh khối các cơ quan đảng ở Trung ương như sau:
I- KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2.13. Các chức danh khối các cơ quan đảng ở Trung ương
...
c) Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, phó trưởng ban của Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
Hiểu biết sâu rộng về công tác xây dựng Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Có năng lực tham gia hoạch định chiến lược, chủ trương, chính sách và cụ thể hoá, chỉ đạo tổ chức thực hiện trong lĩnh vực được phân công; phối hợp chặt chẽ, hài hoà, hiệu quả mối quan hệ công tác giữa các ban đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; giữa Trung ương và địa phương. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương trở lên hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
...
Theo quy định người được bổ nhiệm giữ chức danh Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần đảm bảo tiêu chuẩn sau:
- Hiểu biết sâu rộng về công tác xây dựng Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Có năng lực tham gia hoạch định chiến lược, chủ trương, chính sách và cụ thể hoá, chỉ đạo tổ chức thực hiện trong lĩnh vực được phân công; phối hợp chặt chẽ, hài hoà, hiệu quả mối quan hệ công tác giữa các ban đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; giữa Trung ương và địa phương.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương trở lên hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cần phải đảm bảo điều kiện về năng lực và uy tín như thế nào?
Theo quy định tại tiết 1.4 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
I- KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
1. Tiêu chuẩn chung
...
1.4. Về năng lực và uy tín: Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách. Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
...
Theo quy định Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cần phải đảm bảo điều kiện về năng lực và uy tín sau:
- Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị;
+ Có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
+ Có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt.
- Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách.
- Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả.
- Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;
+ Có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm;
+ Có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ.
- Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
Người được bổ nhiệm giữ chức danh Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần đảm bảo tiêu chuẩn ra sao? (Hình từ Internet)
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần đáp ứng những yêu cầu nào về đạo đức, lối sống?
Theo quy định tại tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 thì Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần đáp ứng những yêu cầu sau đây về đạo đức, lối sống:
I- KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
1. Tiêu chuẩn chung
...
1.2. Về đạo đức, lối sống: Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?