Người đứng đầu Văn phòng Quốc hội là ai? Người đứng đầu Văn phòng Quốc hội do ai quyết định bổ nhiệm?
Người đứng đầu Văn phòng Quốc hội là ai?
Người đứng đầu Văn phòng Quốc hội được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội như sau:
Công tác chỉ đạo, điều hành
1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo công tác của Văn phòng Quốc hội; chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác của Văn phòng Quốc hội.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giúp Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện nhiệm vụ do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân công; chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nội dung công tác quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 2 và khoản 3 Điều 7, khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết này.
3. Vụ trưởng, cục trưởng, trưởng đơn vị tương đương cấp vụ, trưởng đơn vị sự nghiệp công lập điều hành công việc của vụ, cục, đơn vị mình. Giúp vụ trưởng, cục trưởng, trưởng đơn vị tương đương cấp vụ, trưởng đơn vị sự nghiệp công lập có một hoặc một số cấp phó theo chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với thực tế, đặc điểm của vụ, cục, đơn vị.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ bình quân không quá 03 người trên một đơn vị. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định số lượng cụ thể đối với từng đơn vị sau khi xin ý kiến của Lãnh đạo Quốc hội.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu Báo Đại biểu Nhân dân, Truyền hình Quốc hội Việt Nam không quá 03 người trên một đơn vị.
4. Trưởng phòng, trưởng đơn vị tương đương cấp phòng, trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục điều hành và thực hiện công việc của phòng, đơn vị tương đương cấp phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục; trong trường hợp thật cần thiết mới bố trí cấp phó giúp việc cho trưởng phòng, trưởng đơn vị tương đương cấp phòng.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng, đơn vị tương đương cấp phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục không quá 03 người trên một đơn vị.
Theo quy định nêu trên thì Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo công tác của Văn phòng Quốc hội; chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác của Văn phòng Quốc hội.
Người đứng đầu Văn phòng Quốc hội do ai quyết định bổ nhiệm?
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội như sau:
Công tác tổ chức, cán bộ
1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, thôi giữ chức vụ theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, thôi giữ chức vụ theo đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
...
Người đứng đầu Văn phòng Quốc hội là ai? Người đứng đầu Văn phòng Quốc hội do ai quyết định bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Người đứng đầu Văn phòng Quốc hội phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn như thế nào?
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể quy định tại tiểu mục 2.14 Mục 2 Chương I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
(1) Phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể:
- Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác.
- Có ý thức, trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương.
- Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách.
- Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ; có khả năng làm việc độc lập.
- Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương.
- Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương phải là những cán bộ trẻ; cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực, triển vọng phát triển về tố chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; được quy hoạch chức danh Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.
(2) Cần có những phẩm chất, năng lực, cụ thể:
- Có trình độ hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, nhất là trong lĩnh vực phụ trách.
- Có năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước để tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực được phân công và giám sát thực hiện có hiệu quả.
- Có khả năng tư duy chiến lược, dự báo và định hướng sự phát triển của đất nước; năng lực tham gia tổng kết lý luận, thực tiễn; năng lực tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật.
- Có ý thức và năng lực đoàn kết, lãnh đạo, điều hành và tổ chức hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và cơ quan thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Có năng lực phối hợp với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong thực hiện các chức năng, quyền hạn của cơ quan Quốc hội.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phó các uỷ ban, hội đồng của Quốc hội hoặc cấp thứ trưởng, phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?