Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do ai bổ nhiệm? Phó Chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ như thế nào?
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do ai bổ nhiệm?
Thẩm quyền bổ nhiệm các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội được quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) như sau:
Văn phòng Quốc hội
...
2. Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng Quốc hội.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng Quốc hội; quyết định biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và quy định chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc Văn phòng Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội như sau:
Công tác tổ chức, cán bộ
1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, thôi giữ chức vụ theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, thôi giữ chức vụ theo đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
...
Như vậy, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện nhiệm vụ như thế nào?
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội như sau:
Công tác chỉ đạo, điều hành
1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo công tác của Văn phòng Quốc hội; chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác của Văn phòng Quốc hội.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giúp Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện nhiệm vụ do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân công; chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nội dung công tác quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 2 và khoản 3 Điều 7, khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết này.
3. Vụ trưởng, cục trưởng, trưởng đơn vị tương đương cấp vụ, trưởng đơn vị sự nghiệp công lập điều hành công việc của vụ, cục, đơn vị mình. Giúp vụ trưởng, cục trưởng, trưởng đơn vị tương đương cấp vụ, trưởng đơn vị sự nghiệp công lập có một hoặc một số cấp phó theo chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với thực tế, đặc điểm của vụ, cục, đơn vị.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ bình quân không quá 03 người trên một đơn vị. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định số lượng cụ thể đối với từng đơn vị sau khi xin ý kiến của Lãnh đạo Quốc hội.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu Báo Đại biểu Nhân dân, Truyền hình Quốc hội Việt Nam không quá 03 người trên một đơn vị.
4. Trưởng phòng, trưởng đơn vị tương đương cấp phòng, trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục điều hành và thực hiện công việc của phòng, đơn vị tương đương cấp phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục; trong trường hợp thật cần thiết mới bố trí cấp phó giúp việc cho trưởng phòng, trưởng đơn vị tương đương cấp phòng.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng, đơn vị tương đương cấp phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục không quá 03 người trên một đơn vị.
Theo đó, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giúp Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện nhiệm vụ do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân công.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do ai bổ nhiệm? Phó Chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Văn phòng Quốc hội đúng không?
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và quy định chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc Văn phòng Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) như sau:
Văn phòng Quốc hội
...
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng Quốc hội; quyết định biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và quy định chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc Văn phòng Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?