Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công quyết định tiêu hủy tài sản công khi nào?
Ai có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước theo quy định hiện hành?
Điều 32 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:
Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Như vậy, đối với tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vị quản lý của bộ, cơ quan trung ương thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương có thẩm quyền quyết định hoặc phân cấp quyết định tiêu hủy.
Đối với tài sản công tại cơ quan nhà nước tại địa phương thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công.
Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công quyết định tiêu hủy tài sản công khi nào? (Hình ảnh từ Internet)
Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công quyết định tiêu hủy tài sản công khi nào?
Căn cứ vào quy định trên thì không có quy định nào quy định về thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công.
Tuy nhiên, đề xuất tại khoản 21 Điều 1 Dự thảo 1 Nghị định sửa đổi Nghị định 151/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, sửa đổi, bổ sung thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
21. Sửa đổi Điều 32 như sau:
“Điều 32. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công quyết định tiêu hủy tài sản công không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định do cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng.”
Theo đó, người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công khi tài sản công không đủ tiêu chuẩn là tài sản sản cố định do cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng.
Tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
(1) Khi có tài sản công thuộc các trường hợp phải tiêu hủy, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị tiêu hủy tài sản công gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định 151/2017/NĐ-CP xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị tiêu hủy tài sản công gồm:
- Văn bản đề nghị tiêu hủy tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ hình thức tiêu hủy, trách nhiệm tổ chức tiêu hủy tài sản, dự kiến kinh phí tiêu hủy): 01 bản chính;
- Văn bản đề nghị tiêu hủy tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị tiêu hủy (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do tiêu hủy): 01 bản chính;
- Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị tiêu hủy tài sản (nếu có): 01 bản sao.
(2) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quyết định tiêu hủy tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị tiêu hủy không phù hợp.
Nội dung chủ yếu của Quyết định tiêu hủy tài sản công gồm:
- Cơ quan nhà nước có tài sản tiêu hủy;
- Danh mục tài sản tiêu hủy (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do tiêu hủy);
- Hình thức tiêu hủy;
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài sản (theo nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công).
(3) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tiêu hủy của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tiêu hủy tài sản công có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
(4) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tiêu hủy tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản tiêu hủy hạch toán giảm tài sản; báo cáo kê khai biến động tài sản công theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
(5) Kinh phí tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?