Người dự thi nâng hạng giấy phép lái xe B2 lên D làm giấy khám sức khỏe ở đâu? Cần mang theo giấy tờ gì?
Thi nâng hạng giấy phép lái xe B2 lên D cần phải có giấy khám sức khỏe hay không?
Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (Điểm d khoản 2 Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) như sau
Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe
...
Theo quy định nêu trên thì Giấy khám sức khỏe là một trong các giấy tờ bắt buộc phải có khi bạn làm thủ tục nâng hạng giấy phép lái xe B2 lên D.
Người dự thi nâng hạng giấy phép lái xe B2 lên D làm giấy khám sức khỏe ở đâu? Cần mang theo giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Người dự thi nâng hạng giấy phép lái xe B2 lên D làm giấy khám sức khỏe ở đâu? Cần mang theo giấy tờ gì?
Hiện nay, việc khám sức khỏe chỉ được thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh đã đáp ứng đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 và đáp ứng các điều kiện khác tại Thông tư 14/2013/TT-BYT như sau:
- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị (được quy định tại Điều 10 Thông tư 14/2013/TT-BYT).
- Điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn (được quy định tại Điều 11 Thông tư 14/2013/TT-BYT (khoản 2, 3 Điều này bị bãi bỏ bởi Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 41/2017/TT-BYT).
Theo quy định hiện hành thì tất cả các bệnh viện công lập từ tuyến quận, huyện trở lên đều sẽ có đủ thẩm quyền để khám và cấp giấy khám sức khỏe xin việc cho các cá nhân. Ngoài ra thì các cơ sở y tế tư nhân được cấp phép cũng có thể tiến hành thực hiện việc khám và cấp giấy khám.
Người dự thi nâng hạng giấy phép lái xe B2 lên D có thể liên hệ và làm giấy khám sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh này.
Hồ sơ khám sức khỏe của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT) như sau:
Hồ sơ khám sức khỏe
1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
...
TẢI VỀ mẫu Giấy khám sức khỏe
Chi phí khám sức khỏe là bao nhiêu?
Chi phí khám sức khỏe được quy định tại Điều 3 Thông tư 14/2013/TT-BYT như sau:
Chi phí khám sức khỏe
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị KSK phải trả chi phí KSK cho cơ sở KSK theo mức giá dịch vụ KBCB đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp từ hai Giấy KSK trở lên thì phải nộp thêm phí cấp Giấy KSK theo quy định của pháp luật.
3. Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ hoạt động KSK được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cá nhân đề nghị khám sức khỏe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám sức khỏe theo mức giá dịch vụ khám chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?