Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe do bị tước giấy phép lái xe trước đó bị xử phạt như thế nào?
- Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe do bị tước giấy phép lái xe trước đó bị xử phạt như thế nào?
- Có bị tạm giữ phương tiện khi bị xử phạt hành vi điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe do bị tước giấy phép lái xe trước đó không?
- Quy định xử phạt đối với người giao xe máy cho người đang bị tước giấy phép lái xe điều khiển
Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe do bị tước giấy phép lái xe trước đó bị xử phạt như thế nào?
Thứ nhất, về việc điều khiển xe trong thời hạn tước giấy phép lái xe
Căn cứ khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Theo quy định trên, trường hợp bạn không được lái xe trong thời hạn bị tước giấy phép lái xe. Nếu bạn vẫn tiếp tục lái xe và vi phạm và bị Cảnh sát giao thông kiểm tra thì bạn sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe.
Thứ hai, mức xử phạt đối với lỗi điều khiển xe máy khi đang bị tước giấy phép lái xe
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
...
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm c khoản 8; điểm b khoản 9 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;
...
Theo quy định nêu trên, bạn điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe do bị tước giấy phép lái xe trước đó thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Giấy phép lái xe
Có bị tạm giữ phương tiện khi bị xử phạt hành vi điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe do bị tước giấy phép lái xe trước đó không?
Căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;″
Theo quy định nêu trên, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này là hành vi điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Như vậy, trường hợp bạn điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe do đã bị tước trước đó, bị phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.200.000 đồng thì ngoài hình thức phạt tiền còn bị tạm giữ phương tiện để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.
Quy định xử phạt đối với người giao xe máy cho người đang bị tước giấy phép lái xe điều khiển
Căn cứ điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp bạn của bạn giao xe cho bạn điều khiển nhưng giấy phép lái xe của bạn đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng thì bạn của bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?