Người điều khiển xe đạp chạy lên cầu vượt có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Có bị tịch thu phương tiện không?
Người điều khiển xe đạp có được phép chạy lên cầu vượt hay không?
Hiện tại, không có quy định về việc cấm người điều khiển xe đạp đi lên cầu vượt. Tuy nhiên, nếu tại cầu vượt có treo biển báo cấm xe đạp thì người điều khiển không được phép đi lên cầu.
Trong trường hợp cầu vượt đã treo biển báo cấm xe đạp mà cá nhân vẫn cố tình điều khiển xe lên cầu thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, điểm c khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
c) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;
c) Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
...
Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe đạp khi cố tình đi lên cầu vượt có treo biển báo cấm xe đạp là từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Người điều khiển xe đạp chạy lên cầu vượt có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Có bị tịch thu phương tiện không? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe đạp chạy vào đường có biển báo hiệu cấm đi vào đối với xe đạp thì có bị tịch thu phương tiện không?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình thức phạt bổ sung như sau:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
Theo quy định trên thì việc người điều khiển xe đạp khi cố tình đi lên cầu vượt có treo biển báo cấm xe đạp không thuộc trường hợp bị tịch thu phương tiện.
Biển báo hiệu cấm xe đạp có mã hiệu là gì? Có những biển báo hiệu cấm xe đạp nào?
Căn cứ Điều 26 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về ý ghĩa sử dụng các biển báo cấm như sau:
Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm
26.1. Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm) với tên các biển như sau:
- Biển số P.101: Đường cấm;
- Biển số P.102: Cấm đi ngược chiều;
- Biển số P.103a: Cấm xe ô tô;
- Biển số P.103 (b,c): Cấm xe ô tô rẽ trái; Cấm xe ôtô rẽ phải;
- Biển số P.104: Cấm xe máy;
- Biển số P.105: Cấm xe ô tô và xe máy;
- Biển số P.106 (a,b): Cấm xe ô tô tải;
- Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm;
- Biển số P.107: Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải;
- Biển số P.107a: Cấm xe ô tô khách;
- Biển số P.107b: Cấm xe ô tô taxi;
- Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc;
- Biển số P.108a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc;
- Biển số P.109: Cấm máy kéo;
- Biển số P.110a: Cấm xe đạp;
- Biển số P.110b: Cấm xe đạp thồ;
- Biển số P.111a: Cấm xe gắn máy;
...
Bên cạnh đó, tại mục B.10 Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTV quy định như sau:
Phụ lục B
Ý NGHĨA - SỬ DỤNG BIỂN BÁO CẤM
...
B.10 Biển số P.110a "Cấm xe đạp" và Biển số P.110b "Cấm xe đạp thồ"
a) Để báo đường cấm xe đạp đi qua, đặt biển số P.110a "Cấm xe đạp". Biển không có giá trị cấm những người dắt xe đạp.
b) Để báo đường cấm xe đạp thồ đi qua, đặt biển số P.110b "Cấm xe đạp thồ". Biển này không cấm người dắt loại xe này.
...
Theo quy định trên thì có 02 loại biển báo cấm xe đạp:
(1) Biển số P.110a: Cấm xe đạp
Để báo đường cấm xe đạp đi qua, đặt biển số P.110a "Cấm xe đạp". Biển không có giá trị cấm những người dắt xe đạp.
(2) Biển số P.110b: Cấm xe đạp thồ
Để báo đường cấm xe đạp thồ đi qua, đặt biển số P.110b "Cấm xe đạp thồ". Biển này không cấm người dắt loại xe này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu bản án hình sự sơ thẩm mới, chuẩn pháp lý? Trường hợp Viện kiểm sát được kháng nghị bản án?
- Giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí là gì? Điều kiện áp dụng giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí?
- Tên gọi của hội cần phải bảo đảm những điều kiện nào? Tên gọi của hội được pháp luật quy định gồm những tên gọi nào?
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?