Người điều khiển phương tiện có cần phải giảm tốc độ phương tiện khi đi trong phạm vi bến thuỷ nội địa hay không?
- Người điều khiển phương tiện có cần phải giảm tốc độ phương tiện khi đi trong phạm vi bến thuỷ nội địa hay không?
- Người điều khiển phương tiện không giảm tốc độ phương tiện khi đi trong phạm vi bến thuỷ nội địa bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không giảm tốc độ phương tiện khi đi trong phạm vi bến thuỷ nội địa là bao lâu?
Người điều khiển phương tiện có cần phải giảm tốc độ phương tiện khi đi trong phạm vi bến thuỷ nội địa hay không?
Căn cứ Điều 36 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về việc chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa như sau:
Chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa
...
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;
b) Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;
c) Đi gần đê, kè khi có nước lớn.
4. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng.
...
Như vậy, theo quy định trên, thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải giảm tốc độ của phương tiện khi đi trong phạm vi bến thuỷ nội địa.
Người điều khiển phương tiện có cần phải giảm tốc độ phương tiện khi đi trong phạm vi bến thuỷ nội địa hay không? (Hình từ Internet)
Người điều khiển phương tiện không giảm tốc độ phương tiện khi đi trong phạm vi bến thuỷ nội địa bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy tắc giao thông như sau:
Vi phạm quy tắc giao thông
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng;
b) Không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc chỉ dẫn của người điều tiết giao thông, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
c) Không giảm tốc độ của phương tiện theo quy định;
d) Không phát tín hiệu của phương tiện theo quy định khi vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế hoặc nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp;
đ) Không phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu không đúng quy định khi tránh hoặc vượt nhau;
e) Vượt phương tiện khác khi chưa được phương tiện đó phát tín hiệu cho vượt;
g) Vượt phương tiện khác tại nơi có báo hiệu cấm vượt, phía trước có phương tiện đi ngược lại hay có vật chướng ngại, nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp, nơi có báo hiệu chiều rộng luồng bị hạn chế, khi đi qua khoang thông thuyền, âu tàu;
h) Không tránh, không nhường đường cho phương tiện khác theo quy định;
...
Như vậy, hành vi người điều khiển phương tiện không giảm tốc độ phương tiện khi đi trong phạm vi bến thuỷ nội địa có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không giảm tốc độ phương tiện khi đi trong phạm vi bến thuỷ nội địa là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là 01 năm; trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với các hành vi vi phạm hành chính sau:
a) Vi phạm quy định về xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;
b) Vi phạm quy định về hoạt động nạo vét, khai thác tài nguyên, khoáng sản có liên quan đến đường thủy nội địa;
c) Vi phạm quy định về xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhưng có liên quan đến lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, gồm: xây dựng kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà, phong điện, nhiệt điện, thủy điện; công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng; công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.
...
Như vậy, hành vi không giảm tốc độ phương tiện khi đi trong phạm vi bến thuỷ nội địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 139/2021/NĐ-CP.
Do đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?