Người đi tù được ăn bao nhiêu tiền trên khẩu phần một ngày? Người đi tù thì được cấp cho những vật dụng cá nhân nào?
Người đi tù được ăn bao nhiêu tiền trên khẩu phần một ngày?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 133/2020/NĐ-CP có quy định về chế độ ăn đối với phạm nhân như sau:
Chế độ ăn đối với phạm nhân
1. Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:
a) 17 kg gạo tẻ;
b) 15 kg rau xanh;
c) 01 kg thịt lợn;
d) 01 kg cá;
đ) 0,5 kg đường;
e) 0,75 lít nước mắm;
g) 0,2 lít dầu ăn;
h) 0,1 kg bột ngọt;
i) 0,5 kg muối;
k) Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
l) Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.
Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của phạm nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Phạm nhân lao động thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng tổng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.
...
Để trả lời cho câu hỏi người đi tù được ăn bao nhiêu tiền thì về mặt định lượng khẩu phần ăn của phạm nhân trong một tháng sẽ bao gồm những tiêu chuẩn trên.
Ngoài định lượng này, đối với người đi tù (phạm nhân) là người dưới 18 tuổi thì còn có thể được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng thịt, cá ăn của phạm nhân.
Đối với phạm nhân lao động thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng tổng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Ngoài ra, người đi tù (phạm nhân) được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và phải thông qua hệ thống lưu ký và căn-tin của cơ sở giam giữ.
Đặc biệt là vào các ngày lễ, Tết thì người đi tù (phạm nhân) được ăn thêm nhưng không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày bình thường.
Như vậy, chiếu theo quy định trên thấy rằng hiện nay pháp luật không quy định chi tiết giá cho mỗi khẩu phần ăn dành cho người đi tù (phạm nhân) nói trên là bao nhiêu vì giá cả của từng mặt hàng sẽ phải thay đổi theo thời gian.
Vậy nên, sẽ không có quy định về việc người đi tù được ăn bao nhiêu tiền trên khẩu phần một ngày mà chỉ có quy định về định lượng khẩu phần cho mỗi phạm nhân/tháng mà thôi.
* Lưu ý: Người đi tù (phạm nhân) được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và phải thông qua hệ thống lưu ký và căn-tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của cơ sở giam giữ. Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Đồng thời mỗi phân trại của cơ sở giam giữ phạm nhân được tổ chức ít nhất một bếp ăn tập thể. Định mức dụng cụ cấp dưỡng của một bếp tập thể dùng cho 100 phạm nhân gồm: 01 tủ đựng thức ăn có lưới hoặc kính che kín, 03 chảo to, 01 chảo nhỏ, 01 nồi to dùng trong 03 năm; các loại dao, thớt, chậu rửa bát, rổ, rá, bát, đũa dùng trong 01 năm và các dụng cụ, trang thiết bị cấp dưỡng cần thiết khác phục vụ việc nấu ăn và chia khẩu phần ăn cho phạm nhân.
Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 mâm ăn của 06 phạm nhân bao gồm 01 lồng bàn, 01 xoong đựng cơm, 01 xoong đựng canh dùng trong 02 năm; 02 đĩa thức ăn, 01 bát đựng nước chấm, 01 muôi múc cơm, 01 muôi múc canh dùng trong 01 năm.
Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 phạm nhân ăn riêng theo suất gồm 01 cặp lồng có 04 ngăn hoặc khay có 05 ngăn bằng nhựa chuyên dùng đựng đồ ăn cơm và 01 thìa ăn cơm bằng nhựa dùng trong 02 năm.
Và người đi tù (phạm nhân) vẫn sẽ được sử dụng điện, nước sinh hoạt theo định mức quy định.
Người đi tù được ăn bao nhiêu tiền trên khẩu phần một ngày? người đi tù thì được cấp cho những vật dụng cá nhân nào? (Hình từ Internet)
Người đi tù thì được cấp cho những vật dụng cá nhân nào?
Cũng như việc ăn thì việc mặc của người đi tù hay còn gọi là phạm nhân sẽ được quy định tại Điều 8 Nghị định 133/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Phạm nhân được cấp:
- 02 bộ quần áo dài bằng vải thường theo mẫu thống nhất/năm;
- 02 bộ quần áo lót/năm;
- 02 khăn mặt/năm;
- 02 chiếu cá nhân/năm;
- 02 đôi dép/năm;
- 01 mũ (đối với phạm nhân nam) hoặc 01 nón (đối với phạm nhân nữ)/năm;
- 01 áo mưa nilông/năm;
- 04 bàn chải đánh răng/năm;
- 600 g kem đánh răng/năm;
- 3,6 kg xà phòng/năm;
- 800 ml dầu gội đầu/năm;
- 01 màn/03 năm;
- 01 chăn/04 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh còn lại cấp chăn sợi);
- 01 áo ấm/03 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp);
Phạm nhân nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng.
(2) Phạm nhân tham gia lao động, học nghề mỗi năm được phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác.
Mẫu, màu quần áo và phương tiện bảo hộ lao động của phạm nhân do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Người đi tù thì được thực hiện chế độ lao động như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về chế độ lao động cho phạm nhân như sau:
Phê duyệt và thực hiện kế hoạch tổ chức lao động hàng năm
1. Chế độ lao động cho phạm nhân
Trong thời gian chấp hành án phạt tù ở trại giam, phạm nhân có nghĩa vụ phải lao động để cải tạo và trở thành công dân có ích cho xã hội; Giám thị trại giam có trách nhiệm bố trí lao động cho phạm nhân phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng phạm nhân và đáp ứng yêu cầu quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân.
a) Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam. Thời gian lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày Chủ nhật, lễ, Tết. Trường hợp đột xuất hoặc do yêu cầu lao động học nghề, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật lao động, không quá 02 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và không quá 200 giờ trong 01 năm; phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ Bảy, Chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật;
b) Không bố trí công việc nặng nhọc, độc hại theo danh mục do pháp luật quy định đối với các trường hợp phạm nhân là nam từ 60 tuổi trở lên, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là nữ, phạm nhân được y tế của trại giam xác định không đủ sức khỏe (mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần);
c) Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp là phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật, phạm nhân bị bệnh, phạm nhân đang điều trị tại bệnh xá hoặc bệnh viện, phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh và được y tế của trại giam xác nhận.
...
Như vậy, chiếu theo quy đinh trên thì khi đi tù thì phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù ở trại giam, phạm nhân có nghĩa vụ phải lao động để cải tạo và trở thành công dân có ích cho xã hội. Giám thị trại giam có trách nhiệm bố trí lao động cho phạm nhân phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?