Người đi bộ có được đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy không? Nếu không thì bị xử phạt như thế nào?

Người đi bộ có được đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy không? Nếu không thì bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Người đi bộ có được đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người đi bộ như sau:

Người đi bộ
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người đi bộ không được đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Người đi bộ có được đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy không? Nếu không thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ internet)

Xử phạt vi phạm hành chính đối với người đi bộ có hành vi đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Theo đó, người đi bộ thực hiện hành vi đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy thì bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người đi bộ có hành vi đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
..

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Mức xử phạt đối với người đi bộ thực hiện hành vi đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy tối đa là 100.000 đồng.

Do đó , Chủ tịch Ủy ban nhân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người đi bộ có hành vi đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người đi bộ có hành vi đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Theo như quy định nêu trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người đi bộ có hành vi đu, bám vào phương tiện giao thông là 01 năm.

Phương tiện giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xe đạp có phải là phương tiện giao thông không? Người đi xe đạp sẽ được nhường quyền đi trước trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thời hiệu xử lý phạt nguội đối với phương tiện giao thông vi phạm là bao lâu? Trình tự thông báo xác minh xử lý phạt nguội được quy định ra sao?
Pháp luật
Thủ tục Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân ở cấp huyện mới nhất 2024?
Pháp luật
Thủ tục giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm tự giữ, bảo quản được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Phương tiện giao thông đã làm chứng nhận hợp quy thì có cần làm công bố hợp quy và dán dấu hợp quy không?
Pháp luật
Người đi bộ có được đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy không? Nếu không thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện thủ tục gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào, Campuchia phải nộp lệ phí bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc bằng cách nào?
Pháp luật
Phương tiện giao thông bị hư hỏng trong thời gian tạm giữ thì chủ phương tiện có được yêu cầu bồi thường không?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện giao thông
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,573 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào