Người đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ có vi phạm pháp luật không? Người đe dọa dùng vũ lực sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Người đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ có vi phạm pháp luật không?
Người đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ có vi phạm pháp luật không, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định: "Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao."
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Đối với tổ chức, cá nhân khác:
a) Không chấp hành các quy định của pháp luật; không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ;
b) Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác chống người thi hành công vụ;
c) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người thi hành công vụ; xâm hại tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của lực lượng thi hành công vụ;
d) Các hành vi khác nhằm chống người thi hành công vụ.
Theo đó người không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ là hành vi vi phạm pháp luật.
Người đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là vi phạm pháp luật.
Người đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Người đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Người đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
...
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Theo đó người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo quy định.
Chánh Thanh tra Sở có quyền xử phạt người đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không?
Chánh Thanh tra Sở có quyền xử phạt người đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không, căn cứ theo khoản 1 và khoản 12 Điều 78 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
...
12. Các lực lượng Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều 7 và Điều 21 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 76 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền thì Chánh Thanh tra Sở có quyền xử phạt đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó người đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Theo đó Chánh Thanh tra Sở có quyền xử phạt đối với người đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?