Người dân tộc thiểu số có được ưu tiên cử tuyển vào Trường sĩ quan chính trị không? Và yêu cầu học lực như thế nào?
Người dân tộc thiểu số có được ưu tiên cử tuyển vào Trường sĩ quan chính trị không?
Căn cứ Điều 59 Thông tư 17/2016/TT-BQP quy định đối tượng và vùng được cử tuyển vào các trường quân đội trong đó có Trường sĩ quan chính trị như sau:
"1. Đối tượng
a) Căn cứ vào tiêu chuẩn và chỉ tiêu được giao, các đơn vị lựa chọn đề nghị cử tuyển tập trung ưu tiên cho đối tượng là thiếu sinh quân, con em dân tộc thiểu số, hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa và các đảo được hưởng chính sách như đảo Trường Sa, thanh niên có hộ khẩu thường trú ở phía Nam (đối với những chuyên ngành thiếu cán bộ do chưa tuyển sinh được), nhưng tổng số người dân tộc Kinh không được vượt quá 15% tổng chỉ tiêu được giao;
b) Thí sinh phải có hộ khẩu thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo quy định của Chính phủ và Ủy ban Dân tộc) và có thời gian 3 năm học trung học phổ thông tại trường đóng tại địa phương đó (học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh các lớp tạo nguồn tính theo hộ khẩu thường trú) được cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc có thời gian 4 năm học trung học cơ sở ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào trung cấp;
c) Trường hợp số thí sinh đăng ký xét cử tuyển ít hơn chỉ tiêu được giao, có thể bổ sung thêm các đối tượng là người dân tộc thiểu số Việt Nam mà dân tộc đó chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thường trú ở Khu vực III, II (có thể xét cả đối tượng ở Khu vực I trong trường hợp dân tộc đó có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong phạm vi cả nước hoặc việc cử tuyển đối với các đối tượng này ở Khu vực III, II không đủ chỉ tiêu được giao), có hộ khẩu thường trú cùng gia đình từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh;
Ngoài các đối tượng trên, không xét thêm các đối tượng khác (kể cả khi thiếu chỉ tiêu được giao);
d) Trường hợp số thí sinh đăng ký xét cử tuyển nhiều hơn chỉ tiêu được giao, thì thực hiện xét theo thứ tự ưu tiên trước hết là học sinh thuộc các dân tộc chưa được cử tuyển hoặc đã được cử tuyển nhưng số lượng rất ít thì thực hiện xét từ Khu vực III, II, I.
Ưu tiên xét thí sinh là con liệt sỹ, con thương binh, con người được hưởng chính sách như thương binh (xếp từ người có mức độ thương tật cao trở xuống); học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh, xếp loại học lực, hạnh kiểm cao hơn.
2. Vùng tuyển: Các địa phương được hưởng chính sách cử tuyển vào học các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân theo các quyết định của Ủy ban Dân tộc và Chính phủ."
Theo đó, ưu tiên cử tuyển đối với con em dân tộc thiểu số vào các trường thuộc khối ngành quân đội bao gồm Trường sĩ quan chính trị.
Trường sĩ quan chính trị
Hồ sơ đăng ký tuyển sinh theo chế độ cử tuyển vào Trường sĩ quan chính trị gồm những gì?
Căn cứ quy định của Điều 61 Thông tư 17/2016/TT-BQP thì hồ sơ đăng ký tuyển sinh theo chế độ cử tuyển vào Trường sĩ quan chính trị bao gồm:
"Sử dụng thống nhất theo mẫu hồ sơ tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp quân sự do Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phát hành, ngoài ra phải có thêm các giấy tờ sau:
1. Bản sao giấy khai sinh.
2. Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh chưa được cấp bằng tốt nghiệp).
3. Bản sao học bạ trung học phổ thông.
4. Các giấy chứng nhận đối tượng mà thí sinh được hưởng ưu tiên xét cử tuyển.
5. Giấy xác nhận hộ khẩu thường trú do Trưởng Công an xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cấp (phải ghi rõ thời gian từ khi đến cư trú tại địa phương).
6. Bản photocopy (không công chứng) quyết định và trang tên địa phương nơi thí sinh cư trú thuộc vùng được cử tuyển;
Trường hợp xã mới chia tách hoặc sáp nhập phải có bản photocopy quyết định của cấp có thẩm quyền, đồng thời ghi rõ vào Phần ghi chú trong danh sách đề nghị của đơn vị."
Cuối năm tổng kết phải có học lực thế nào thì mới có thể cử tuyển vào Trường sĩ quan chính trị?
Tại Điều 60 Thông tư 17/2016/TT-BQP quy định điều kiện, tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển vào Trường sĩ quan chính trị như sau:
"Đối tượng được xét cử tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong Quân đội phải qua sơ tuyển, có đủ các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, sức khỏe, độ tuổi, vùng tuyển và các Điều kiện sau:
1. Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, hiện tại không thuộc diện biên chế Nhà nước.
2. Xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp (hoặc xếp loại rèn luyện năm cuối khóa) đạt loại khá trở lên.
3. Xếp loại học tập năm cuối cấp: Tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với thí sinh đạt trung bình trở lên đối với người dân tộc thiểu số và loại khá trở lên đối với người dân tộc Kinh.
4. Độ tuổi
a) Cử tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự: Tuổi đời từ 17 đến 25 tuổi (tính đến năm tuyển sinh);
b) Cử tuyển vào đào tạo trung cấp quân sự: Tuổi đời từ 17 đến 27 tuổi (tính đến năm tuyển sinh).
5. Được Ban Tuyển sinh quân sự cấp tỉnh, sư đoàn và tương đương sơ tuyển, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng đề nghị; Hội đồng tuyển sinh các trường thẩm định, đề nghị; được Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng quyết định vào học."
Như vậy, căn cứ quy định trên và thông tin anh cung cấp thì để được tuyển vào các trường quân đội phải đảm bảo xếp loại học tập năm cuối cấp (Lớp 12) đạt trung bình trở lên đối với người dân tộc thiểu số và loại khá trở lên đối với người dân tộc Kinh. Theo đó, nếu cuối năm lớp 12 anh chỉ đạt học lực trung bình thì không được thi vào các trường quân đội (trừ trường hợp anh là người dân tộc thiểu số).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được tặng cho nhà ở đang bị kê biên bảo đảm thi hành án không? Những loại tài sản nào không được phép kê biên để bảo đảm thi hành án?
- Phụ lục 3B: Mẫu Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu mới nhất áp dụng đối với các dự toán mua sắm?
- Khi nào người lập di chúc cần phải có người làm chứng? Mẫu di chúc viết tay có người làm chứng mới nhất là mẫu nào?
- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh hình thành trên cơ sở nào? Yêu cầu chức năng của hệ thống thông tin?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng có phải được duy trì hoạt động liên tục hay không?