Người dân không tiêm vắc xin COVID-19 có bị xử phạt hay không? Mức xử phạt đối với hành vi này là bao nhiêu?

Tôi có nhận được thông báo tiêm vắc xin nhưng chưa đi tiêm. Vậy tôi muốn hỏi người không tiêm vaccine thì có bị phạt hay xử lý gì ko? Với lại, cơ quan chức năng có thẩm quyền có quyền yêu cầu người sống ở địa phương tiêm vắc xin hay không?

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV có phải là bệnh truyền nhiễm?

Căn cứ theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì theo đó bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

Căn cứ theo Quyết định 219/QĐ-BYT 2020, theo đó quy định tại Bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Đồng thời, theo Thông tư 38/2017/TT-BYT về ban hành Danh mục bệnh truyền nhiễm và các loại vacxin bắt buộc phải tiêm chủng. Nếu không tiêm theo các loại vacxin đã được quy định thì có chế tài xử phạt rõ ràng. 

Có bắt buộc phải tiêm vắc xin Covid 19?

Theo pháp luật hiện hành, thì chưa có quy định về việc bắt buộc phải tiêm vắc xin Covid 19. Việc tiêm vắc xin Covid 19 chỉ được cơ quan có thẩm quyền khuyến khích đi tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế tùy vào tình hình dịch bệnh của địa phương mà cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu người dân địa phương đó buộc phải tiêm vắc xin Covid 19 để bảo đảm an toàn trong phòng chống dịch bệnh trừ một số trường hợp có lý do chính đáng để không tiêm như việc sức khỏe không được đảm bảo, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Người dân không tiêm vacxin covid 19 có bị xử phạt hay không? Mức xử phạt đối với hành vi này là bao nhiêu?

Người dân không tiêm vắc xin COVID-19 có bị xử phạt hay không? Mức xử phạt đối với hành vi này là bao nhiêu?

Không tiêm vắc xin Covid 19 có bị xử phạt?

Trong trường hợp, theo quy định an toàn phòng chống dịch tại địa phương có buộc người dân tiêm nhưng người đó không tiêm, chống đối hoặc cản trở việc tiêm vắc xin thì có thể được coi là hành vi phạm pháp luật về tiêm chủng. Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, theo đó quy định:

“Điều 9. Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
…”

Bên cạnh đó nếu người từ chối tiêm vắc xin Covid 19, mà việc này dẫn đến người này bị nhiễm bệnh và lây lan bệnh cho người khác để lại hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó:

“Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Làm chết người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết 02 người trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ của sự việc và hậu quả người đó để lại thì người làm lan truyền dịch bệnh Covid có thể bị xử phạt lên đến 10 năm tù đồng thời còn có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng. Bên cạnh đó cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm.

Tóm lại, riêng đối với Covid-19, mặc dù là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có văn bản nào chính thức quy định bắt buộc phải tiêm vắc xin Covid 19, nên nếu thời điểm hiện tại việc không tiêm (kể cả người Việt Nam hay người nước ngoài tại Việt Nam) thì cũng không có chế tài xử phạt. Việc tiêm chủng hiện tại là mang tính chất tự nguyện để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như của cộng đồng. Nhưng bên cạnh đó tùy vào tình hình dịch bệnh của từng địa phương mà sẽ có những phương án phòng dịch nhất định. Người dân chỉ bị xử phạt khi vi phạm các quy định mà địa phương đề ra và việc vi phạm đó để lại hậu quả nghiêm trọng.

Vắc xin Tải về trọn bộ các văn bản Vắc xin hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có bắt buộc tiêm đủ Vắc xin không?
Pháp luật
Vắc xin dùng trong thú y là gì? Không tiêm Vắc xin cho vật nuôi thì chủ sở hữu có bị xử phạt không?
Pháp luật
Vắc xin bị thu hồi trong trường hợp nào? Vắc xin sau khi bị thu hồi phải được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Vắc xin đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới có được miễn một số giai đoạn thử lâm sàng khi đăng ký lưu hành hay không?
Pháp luật
Đơn vị quốc gia về chuyển giao công nghệ vắc xin sẽ được hình thành tại Hà Nội vào thời gian nào?
Pháp luật
Vaccine là gì? Sử dụng vaccine đã hết hạn sử dụng, vaccine kém chất lượng, cơ sở khám chữa bệnh bị xử phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Vắc xin là gì? Bán vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng thì nhà thuốc bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Chính phủ đồng ý tiếp nhận viện trợ vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi từ Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế?
Pháp luật
Chỉ đạo mới nhất về việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi như thế nào? Công tác tiêm chủng được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin của Bộ Y tế do cơ quan nào thành lập?
Pháp luật
Bảo quản vắc xin trong thiết bị dây chuyền lạnh như thế nào thì đúng cách? Khi cấp phát, tiếp nhận vắc xin phải đảm bảo yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vắc xin
12,449 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vắc xin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vắc xin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào