Người dân được nhà nước giao đất tái định cư khi thực hiện các dự án thủy lợi, thủy điện thì có phải trả tiền hay không?
Người dân được nhà nước giao đất tái định cư khi thực hiện các dự án thủy lợi, thủy điện thì có phải trả tiền hay không?
Về vấn đề chị nêu, tại Điều 5 Quyết định 64/2014/QĐ-TTg (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 06/2019/QĐ-TTg) về chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định như sau:
Bồi thường về đất
1. Hộ tái định cư chuyển đến điểm tái định cư tập trung nông thôn được bồi thường về đất (đất ở, đất sản xuất) bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi theo quy hoạch tái định cư quy định tại Điều 4 của Quyết định này
...
5. Xử lý chênh lệch giá trị đất nơi đi và nơi đến đối với các trường hợp bồi thường thiệt hại về đất quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này như sau:
a) Giá trị đất nông nghiệp được giao thấp hơn giá trị đất bị thu hồi thì hộ tái định cư được bồi thường phần giá trị chênh lệch;
b) Giá trị đất nông nghiệp được giao cao hơn giá trị đất bị thu hồi thì hộ tái định cư không phải nộp bù phần giá trị chênh lệch.
Như vậy, theo quy định tại Quyết định này, chị thuộc diện phải di dời đến điểm tái định cư. Và diện tích đất tại địa điểm tái định cư là diện tích được bồi thường bằng với loại đất đã thu hồi có cùng mục đích sử dụng đất, chị không phải trả tiền, vì đây là đất được bồi thường.
Trong trường hợp giá trị đất tại điểm tái định cư có chênh lệch với đất tại khu vực lòng hồ thì xử lý như sau:
- Giá trị đất tại điểm tái định cư thấp hơn giá trị đất tại khu vực lòng hồ thì được bồi thường thêm phần giá trị chênh lệch.
- Giá trị đất tại điểm tái định cư lớn hơn giá trị đất tại khu vực lòng hồ thì KHÔNG PHẢI nộp bù phần giá trị chênh lệch.
Như vậy người được nhà nước bồi thường đất tái định cư sẽ không phải trả tiền hay bị trừ vào khoản tiền đền bù đã nhận.
Người dân được nhà nước giao đất tái định cư khi thực hiện các dự án thủy lợi, thủy điện thì có phải trả tiền hay không? (Hình từ Internet)
Hộ tái định cư trong các dự án thủy lợi, thủy điện có được hỗ trợ tiền xây nhà không?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 64/2014/QĐ-TTg có quy định:
Hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại điểm tái định cư
1. Hộ tái định cư được hỗ trợ bằng tiền để làm nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở với mức hỗ trợ cụ thể như sau:
a) Hộ độc thân được hỗ trợ tương đương 15 m2 xây dựng;
b) Hộ có nhiều người thì người thứ nhất được hỗ trợ tương đương 15 m2 xây dựng, từ người thứ 02 trở lên, mỗi người tăng thêm được hỗ trợ tương đương 05 m2 xây dựng.
2. Kết cấu nhà để tính mức hỗ trợ: Tường bao che bằng gạch 110 mm, mái ngói hoặc tấm lợp, nền lát gạch hoa, cửa bằng gỗ hoặc kết hợp gỗ - kính hoặc nhôm kính. Các kết cấu trong nhà sử dụng gỗ nhóm IV hoặc vật liệu thay thế tương đương.
3. Đơn giá để tính hỗ trợ: Theo đơn giá xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm thu hồi đất.
Như vậy hộ tái định cư trong các dự án thủy lợi, thủy điện ngoài được bồi thường đất còn được hỗ trợ bằng tiền để làm nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở với mức hỗ trợ cụ thể theo quy định nêu trên.
Hộ tái định cư trong các dự án thủy lợi, thủy điện được hỗ trợ ổn định đời sống thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quyết định 64/2014/QĐ-TTg thì các hộ tái định cư trong dự án thủy lợi, thủy điện còn được hỗ trợ ổn định dời sống như sau:
Hỗ trợ ổn định đời sống
1. Hỗ trợ lương thực đối với hộ tái định cư tập trung và xen ghép
Hết thời gian hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, đối với:
a) Hộ tái định cư chưa được giao đủ đất sản xuất theo quy hoạch được duyệt thì chủ đầu tư tiếp tục hỗ trợ lương thực đến khi hộ tái định cư được giao đủ đất sản xuất;
b) Lao động thuộc các hộ tái định cư có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp theo phương án được duyệt nhưng chưa được tổ chức, bố trí đào tạo nghe thì chủ đầu tư tiếp tục hỗ trợ lương thực đến khi người lao động được tổ chức, bố trí đào tạo hết một khóa học nghề.
2. Hỗ trợ về y tế: Hộ tái định cư được hỗ trợ một lần về y tế để phòng chống dịch bệnh tại nơi ở mới với mức hỗ trợ là 100.000 đồng cho một người.
3. Hỗ trợ về giáo dục: Mỗi học sinh phổ thông các cấp thuộc hộ tái định cư được hỗ trợ một lần bằng tiền tương đương 01 bộ sách giáo khoa của lớp theo học theo giá quy định của Nhà nước và được miễn các khoản đóng góp xây dựng trường trong 03 năm học liên tục tính từ khi bắt đầu học tập tại nơi ở mới; không thu tiền học phí trong năm học đầu tiên tại nơi ở mới.
4. Hỗ trợ tiền sử dụng điện thắp sáng: Hộ tái định cư được hỗ trợ tiền sử dụng điện hoặc dầu thắp sáng (với nơi chưa có điện) hàng tháng trong 12 tháng đầu, kể từ ngày chuyển đến nơi ở mới. Mức hỗ trợ bằng tiền tương đương tiền điện sử dụng 50 kWh cho một hộ, trong thời gian một tháng, được tính với mức giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc thang đầu tiên trong biểu giá bán lẻ điện hiện hành.
5. Hỗ trợ chất đốt: Hộ tái định cư được hỗ trợ về chất đốt trong 12 tháng đầu, kể từ ngày chuyển đến nơi ở mới. Mức hỗ trợ bằng tiền tương đương 05 lít dầu hỏa cho một hộ, trong thời gian một tháng, giá dầu hỏa được tính theo giá thị trường tại thời điểm hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?