Người dẫn dắt súc vật qua đường ngang phải thực hiện những điều gì trước khi dẫn sắt súc vật qua đường ngang?

Người dẫn dắt súc vật qua đường ngang phải thực hiện những điều gì trước khi dẫn sắt súc vật qua đường ngang? Thắc mắc của anh H.M ở Hà Nam.

Người dẫn dắt súc vật qua đường ngang không có người gác phải thực hiện những điều gì trước khi dẫn sắt súc vật qua đường ngang?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định như sau:

Người dẫn dắt súc vật qua đường ngang
1. Trước khi dẫn dắt đàn súc vật qua đường ngang có người gác, người dẫn dắt súc vật phải liên hệ với nhân viên đường ngang để tìm hiểu thông tin giờ tàu và để được hướng dẫn.
2. Trước khi dẫn dắt đàn súc vật qua đường ngang không có người gác, người dẫn dắt đàn súc vật phải quan sát phương tiện giao thông đường sắt đến đường ngang, chỉ được dẫn dắt đàn súc vật đi qua khi có đủ điều kiện an toàn.
3. Người dẫn dắt đàn súc vật phải dẫn dắt đàn súc vật đi sát mép đường bộ bên phải. Người dẫn dắt đàn súc vật hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn do việc không tuân thủ quy tắc giao thông tại đường ngang theo quy định tại Thông tư này.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trước khi dẫn dắt đàn súc vật qua đường ngang không có người gác, người dẫn dắt súc vật phải quan sát phương tiện giao thông đường sắt đến đường ngang, chỉ được dẫn dắt đàn súc vật đi qua khi có đủ điều kiện an toàn.

*Lưu ý: Người dẫn dắt đàn súc vật phải dẫn dắt đàn súc vật đi sát mép đường bộ bên phải. Người dẫn dắt đàn súc vật hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn do việc không tuân thủ quy tắc giao thông tại đường ngang theo quy định.

Người dẫn dắt súc vật qua đường ngang phải thực hiện những điều gì trước khi dẫn sắt súc vật qua đường ngang? (Hình từ internet)

Quy định về chắn đường ngang cảnh báo tự động như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về chắn đường ngang cảnh báo tự động như sau:

- Trên đường bộ hai bên đường sắt trong phạm vi đường ngang cảnh báo tự động có lắp đặt cần chắn tự động, cần chắn tự động phải đặt cách mép ray ngoài cùng tối thiểu 04 mét (m). Trường hợp địa hình hạn chế, khi đặt chắn không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

- Chắn đường ngang sử dụng loại cần đóng 1/2 hoặc 2/3 mặt đường bộ, phần đường bộ còn lại không có cần chắn phải rộng ít nhất 03 mét (m) và ở bên trái của chiều xe chạy vào đường ngang.

- Các cơ cấu và thiết bị chắn tự động phải bảo đảm hoạt động theo trình tự sau đây:

+ Khi tàu đến gần đường ngang, đèn đỏ báo hiệu trên đường bộ và đèn đỏ trên cần chắn tự động bật sáng, chuông báo hiệu hoặc loa phát âm thanh tự động kêu; sau từ 07 giây đến 08 giây, cần chắn tự động bắt đầu đóng;

+ Khi tàu qua khỏi đường ngang, cần chắn tự động mở và đèn trên cần chắn, đèn tín hiệu trên đường bộ tự động tắt khi cần chắn đã mở hoàn toàn.

- Thời gian đóng chắn: hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất 40 giây.

Quy định về vị trí và góc giao của đường ngang khi xây dựng mới thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định vị trí và góc giao của đường ngang khi xây dựng mới được quy định như sau:

Đối với đường ngang khi xây dựng mới:

- Đường ngang phải đặt trên đoạn đường sắt có bình diện là đường thẳng. Trường hợp đặc biệt khó khăn mà phải đặt trên đoạn đường sắt cong, chỉ được đặt trên đoạn đường sắt cong tròn có bán kính tối thiểu 300 mét (m), không được đặt trên đoạn hoãn hòa;

- Đường ngang phải cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100 mét (m) trở lên;

- Khoảng cách giữa hai đường ngang ngoài đô thị không được nhỏ hơn 1000 mét (m), trong đô thị không được nhỏ hơn 500 mét (m), trừ trường hợp đường bộ hiện hữu là đường tỉnh, đường huyện giao cắt với đường sắt;

- Đường ngang phải nằm ngoài cột tín hiệu vào ga; vị trí gần nhất của đường ngang phải cách cột tín hiệu vào ga tối thiểu 3,5 mét (m);

- Góc giao giữa đường sắt và đường bộ là góc vuông (90°); trường hợp địa hình khó khăn, góc giao không được nhỏ hơn 45° và phải bảo đảm tầm nhìn theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

*Lưu ý: Trường hợp đường ngang khi xây dựng mới chưa phù hợp một hoặc một số điều kiện quy định nêu trên thì khi đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang, chủ đầu tư dự án phải làm rõ về điều kiện mặt bằng, nguồn lực tài chính, bảo đảm phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với đường ngang hiện hữu chưa đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT:

- Trong quá trình khai thác, sử dụng, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt (đối với đường ngang công cộng trên đường sắt quốc gia), chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng (đối với đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng), chủ quản lý, sử dụng đường ngang (đối với đường ngang chuyên dùng), cơ quan theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại vị trí nguy hiểm theo quy định tại Điều 9 Nghị định 65/2018/NĐ-CP.

- Khi cải tạo, nâng cấp đường ngang, chủ đầu tư dự án phải bố trí đầy đủ hệ thống phòng vệ đường ngang và từng bước cải thiện tối thiểu được một trong các yếu tố kỹ thuật của đường bộ qua đường ngang về bình diện, góc giao, trắc dọc.

Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.

Đường ngang Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đường ngang
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi xây dựng mới đường ngang thì đoạn đường bộ tại đường ngang phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Hệ thống phòng vệ đường ngang khi xây dựng, lắp đặt vào đường ngang phải tuân thủ yêu cầu gì?
Pháp luật
Thời gian hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đường ngang công cộng là gì? Khi xây dựng mới đường ngang công cộng phải đáp ứng yêu cầu thế nào?
Pháp luật
Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang cấp 1 là không quá bao nhiêu phút theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Thời gian đóng chắn đường ngang có người gác trước khi tàu đến là bao lâu? Yêu cầu về hệ thống phòng vệ đường ngang như thế nào?
Pháp luật
Công trình cấp phép xây dựng đường ngang phải đáp ứng nguyên tắc gì về cấp, gia hạn giấy phép xây dựng?
Pháp luật
Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam trong việc quản lý, khai thác, sử dụng, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang ra sao?
Pháp luật
Điều kiện về thời hạn khai thác, sử dụng đường ngang khi xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang là bao lâu?
Pháp luật
Người điều khiển phương tiện giao thông báo hiệu cho tàu dừng trước chướng ngại bằng các biện pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường ngang
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
694 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường ngang

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đường ngang

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào