Người dân có phải treo cờ Tổ quốc vào ngày Tết dương lịch hay không? Hình cờ Tổ quốc như thế nào là đúng?
Người dân có phải treo cờ Tổ quốc vào ngày Tết dương lịch hay không?
Thời gian treo cờ Tổ quốc được quy định tại tiểu mục 2 Mục A Phần II Điều lệ 974-TTg năm 1956 về việc dùng quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Thủ tướng ban hành như sau:
KHI NÀO THÌ TREO QUỐC KỲ
A. Treo riêng quốc kỳ của ta:
1) Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng.
2) Quốc kỳ chỉ treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ sau đây:
- Tết Nguyên đán dương lịch,
- Tết Nguyên đán âm lịch,
- Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,
- Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,
- Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,
- Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,
- Ngày Quốc Khánh: 2 tháng 9.
Những trường hợp khác cần treo quốc kỳ thì sẽ có thông báo của Chính Phủ, Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố.
3) Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi có tổ chức mít tinh, biểu tình, động viên quần chúng đông đảo làm các công việc tập thể, như: phát động quần chúng cải cách ruộng đất, phát động thi đua sản xuất, đắp đê, làm đường, chống hạn …
...
Theo đó, người dân phải treo cờ Tổ quốc vào dịp Tết dương lịch.
Người dân có phải treo cờ Tổ quốc vào ngày Tết dương lịch hay không? (Hình từ Internet)
Tết dương lịch có được xem là một ngày lễ lớn của đất nước hay không?
Các ngày lễ lớn của đất nước được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Tết dương lịch không được xem là một ngày lễ lớn của trong nước.
Theo đó, ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch) được xem là một trong 07 ngày lễ lớn của nước ta bên cạnh các ngày lễ sau:
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Hình cờ Tổ quốc như thế nào là đúng?
Hình cờ Tổ quốc được hướng dẫn tại tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn 3420/HD-BVHTTDL năm 2012 về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành như sau:
QUỐC KỲ
1. Hình Quốc kỳ: Điều 141 chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Thông tư số 68/VHTT-TT ngày 24 tháng 8 năm 1993 của Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). “…Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh…”
- “…Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ.
- Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của Quốc kỳ.
- Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ.
- Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu.
- Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau.
- Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi...”
2. Cách treo, thời gian treo Quốc kỳ và dùng Quốc kỳ về việc tang: Điều lệ số 974-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn sử dụng Quốc kỳ; Thông tư số 68/VHTT-TT ngày 24 tháng 8 năm 1993 của Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
2.1. Cách treo:
- “…Khi treo Quốc kỳ chú ý đừng để ngược ngôi sao.
- Treo ảnh, chân dung lãnh tụ cùng với Quốc kỳ thì ảnh phải thấp hơn Quốc kỳ hoặc để ảnh trên nền Quốc kỳ dưới ngôi sao…”
...
Theo đó, cờ Tổ quốc có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) cờ Tổ quốc.
- Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của cờ Tổ quốc.
- Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài cờ Tổ quốc và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo cờ Tổ quốc.
- Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu.
- Hai mặt của cờ Tổ quốc đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau.
- Nền cờ Tổ quốc màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?