Người đại diện phần vốn nhà nước tại DN do Bộ Công thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước cần đáp ứng điều kiện gì về độ tuổi?
- Để được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại DN do BCT làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thì cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì về độ tuổi?
- Cá nhân đang trong thời hạn xử lý kỷ luật thì có được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước không?
- Hồ sơ cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm những tài liệu nào?
Để được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại DN do BCT làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thì cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì về độ tuổi?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định về điều kiện cử làm người đại diện phần vốn nhà nước như sau:
Điều kiện cử làm người đại diện phần vốn nhà nước
...
3. Độ tuổi cử làm người đại diện
a) Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp khi được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
b) Trường hợp người đại diện do nhu cầu công tác mà được Bộ Công Thương cho thôi làm đại diện để cử làm người đại diện tại doanh nghiệp khác thuộc Bộ Công Thương thì tuổi của người cử làm đại diện không theo quy định tại điểm a khoản này.
4. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận. Thời điểm chứng nhận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng.
...
Như vậy, theo quy định, để được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thì cá nhân phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp.
Trường hợp người đại diện do nhu cầu công tác mà được Bộ Công Thương cho thôi làm đại diện để cử làm người đại diện tại doanh nghiệp khác thuộc Bộ Công Thương thì tuổi của người cử làm đại diện không theo quy định nêu trên.
Để được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại DN do BCT làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thì cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì về độ tuổi? (Hình từ Internet)
Cá nhân đang trong thời hạn xử lý kỷ luật thì có được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước không?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định về điều kiện cử làm người đại diện phần vốn nhà nước như sau:
Điều kiện cử làm người đại diện phần vốn nhà nước
...
5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
6. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đối với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự trước khi cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
Như vậy, theo quy định, trường hợp cá nhân đang trong thời hạn xử lý kỷ luật thì không đáp ứng điều kiện để được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Hồ sơ cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm những tài liệu nào?
Căn cứ Điều 24 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định về hồ sơ cử người đại diện phần vốn nhà nước như sau:
Hồ sơ cử người đại diện phần vốn nhà nước
1. Tờ trình về việc đề nghị cử người đại diện phần vốn nhà nước do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.
2. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
3. Bản tự kiểm điểm đánh giá quá trình công tác 3 năm gần nhất.
4. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức đang quản lý người được đề nghị cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
5. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.
6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
7. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
8. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
9. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
10. Bản cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước với chủ sở hữu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu thông qua.
Như vậy, hồ sơ cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm:
(1) Tờ trình về việc đề nghị cử người đại diện phần vốn nhà nước do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.
(2) Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
(3) Bản tự kiểm điểm đánh giá quá trình công tác 3 năm gần nhất.
(4) Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức đang quản lý người được đề nghị cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
(5) Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.
(6) Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình.
Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
(7) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
(8) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm.
Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
(9) Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
(10) Bản cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước với chủ sở hữu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?