Người đại diện doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập Báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung nào?
- Người đại diện doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập Báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung nào?
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính gồm những nội dung nào?
- Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi nào?
Người đại diện doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập Báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 200/2015/TT-BTC quy định về giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau:
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
...
2. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Thông tin chung về doanh nghiệp có vốn góp: Các thông tin cơ bản; Vốn điều lệ; Vốn thực góp đến thời điểm báo cáo (về giá trị, tỷ lệ nắm giữ); Cơ cấu quản trị của doanh nghiệp (Thành phần Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; Ban kiểm soát; Ban Điều hành; Người đại diện theo pháp luật); Ngành nghề kinh doanh.
b) Thông tin về người đại diện (số lượng người đại diện, danh sách người đại diện).
c) Việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn.
d) Việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp:
- Hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư); Tình hình đầu tư và huy động vốn để đầu tư vào các dự án đầu tư hình thành tài sản cố định và xây dựng cơ bản; Đánh giá tiến độ thực hiện dự án/ kế hoạch; Các vấn đề phát sinh; Điều chỉnh mục tiêu; Hiệu quả mang lại;
- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu;
- Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
đ) Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);
- Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
e) Việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp (Tỷ lệ cổ tức được chia, giá trị, số cổ tức thực nhận trong năm báo cáo)
g) Vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp.
...
Theo đó, định kỳ kỳ 6 tháng, hàng năm, Người đại diện doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 8 nêu trên.
Báo cáo giám sát tài chính (Hình từ Internet)
Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính gồm những nội dung nào?
Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 200/2015/TT-BTC, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 77/2021/TT-BTC quy định về giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau:
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
...
3. Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính (trong đó tổng hợp kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý) theo các nội dung sau:
a) Đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp có vốn góp.
b) Đánh giá về quản lý, hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có vốn góp.
c) Kết luận của cơ quan đại diện chủ sở hữu: Có tiếp tục đầu tư hay thoái vốn.
Ngoài các nội dung báo cáo kết quả giám sát tài chính nêu trên, Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập báo cáo kết quả giám sát tài chính theo Biểu số 03A kèm theo Thông tư này.
...
Theo quy định trên, căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện, cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính theo những nội dung sau:
+ Đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp có vốn góp.
+ Đánh giá về quản lý, hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có vốn góp.
+ Kết luận của cơ quan đại diện chủ sở hữu: Có tiếp tục đầu tư hay thoái vốn.
Ngoài các nội dung báo cáo kết quả giám sát tài chính nêu trên, Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập báo cáo kết quả giám sát tài chính theo Biểu số 03A kèm theo Thông tư này.
Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Thông tư 200/2015/TT-BTC quy định về giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau:
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
...
4. Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ tỷ lệ trên 50% vốn điều lệ do SCIC tiếp nhận từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến thời điểm báo cáo.
...
Như vậy, Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ tỷ lệ trên 50% vốn điều lệ do SCIC tiếp nhận từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến thời điểm báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?