Người con thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế của bố để lại, nhưng chết trước bố thì cháu có được hưởng thừa kế thế vị không?
- Người con thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế của bố để lại, nhưng chết trước bố thì cháu (con của người con) có được hưởng thừa kế thế vị không?
- Con không được hưởng di sản thừa kế của người bố để lại trong những trường hợp nào?
- Đã phân chia di sản thừa kế mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó không bắt buộc phải trả lại di sản đã được hưởng khi nào?
Người con thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế của bố để lại, nhưng chết trước bố thì cháu (con của người con) có được hưởng thừa kế thế vị không?
Người con thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế của bố để lại, nhưng chết trước bố thì cháu (con của người con) có được hưởng thừa kế thế vị không, thì theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Theo quy định nêu trên, không phải cứ con chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng di sản.
Thừa kế thế vị là hưởng thay và đối tượng hưởng thay đã được quy định rõ là “phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”.
Trường hợp một người đã không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự, như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người bố thì họ sẽ không được hưởng di sản của người bố.
Do vậy, nếu họ còn sống khi bố chết thì họ cũng không được hưởng di sản thừa kế nên không có “phần được hưởng nếu còn sống” để cho người khác hưởng thế vị.
Như vậy, trường hợp người con thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế của bố để lại, nhưng chết trước bố thì cháu (con của người con) cũng không được hưởng thừa kế thế vị.
Di sản thừa kế (Hình từ Internet)
Con không được hưởng di sản thừa kế của người bố để lại trong những trường hợp nào?
Con không được hưởng di sản thừa kế của người bố để lại trong những trường hợp được quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Lưu ý: Những người nêu trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Đã phân chia di sản thừa kế mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó không bắt buộc phải trả lại di sản đã được hưởng khi nào?
Đã phân chia di sản thừa kế mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó không bắt buộc phải trả lại di sản đã được hưởng khi nào, thì theo Điều 662 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế
1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định, khi đã phân chia di sản thừa kế mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó có phải trả lại di sản đã được hưởng hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế.
Như vậy, đã phân chia di sản thừa kế mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó không bắt buộc phải trả lại di sản đã được hưởng khi:
- Đã thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế;
- Hoặc các bên có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?