Người có trách nhiệm xử lý đơn tố cáo gửi tới Bộ Tư pháp phải thực hiện phân loại và vào sổ theo dõi đơn trong thời hạn bao lâu kể từ ngày nhận đơn tố cáo?
Người có trách nhiệm xử lý đơn tố cáo gửi tới Bộ Tư pháp là ai?
Xử lý đơn tố cáo (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Quy chế xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị có nội dung khiếu nại, tố cáo tại Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1428/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Người có trách nhiệm xử lý đơn
Người có trách nhiệm xử lý đơn quy định trong Quy chế này bao gồm:
1. Chánh Thanh tra;
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.
Theo đó, người có trách nhiệm xử lý đơn tố cáo gửi tới Bộ Tư pháp quy định trong Quy chế này bao gồm:
- Chánh Thanh tra;
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.
Người có trách nhiệm xử lý đơn tố cáo gửi tới Bộ Tư pháp phải thực hiện phân loại và vào sổ theo dõi đơn trong thời hạn bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 8 Quy chế xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị có nội dung khiếu nại, tố cáo tại Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1428/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Xử lý đơn tố cáo
1. Phân loại và vào sổ theo dõi đơn
Người có trách nhiệm xử lý đơn được quy định tại Điều 3 Quy chế này phải thực hiện phân loại và vào sổ theo dõi đơn trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn tố cáo.
...
Theo đó, người có trách nhiệm xử lý đơn tố cáo gửi tới Bộ Tư pháp phải thực hiện phân loại và vào sổ theo dõi đơn trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn tố cáo.
Việc thực hiện phân loại và vào sổ theo dõi đơn tố cáo được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Quy chế xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị có nội dung khiếu nại, tố cáo tại Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1428/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Phân loại đơn, vào sổ theo dõi đơn
1. Đơn khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận từ các nguồn theo quy định tại Điều 5 Quy chế này phải được phân loại theo quy định của pháp luật về quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và phải được vào sổ hoặc nhập thông tin vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định hoặc phần mềm xử lý đơn để tra cứu, quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ, vào sổ theo dõi hoặc sao lưu dữ liệu trên máy tính, tra cứu thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và Danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những.
2. Trách nhiệm phân loại và vào số
a) Chánh Thanh tra Bộ là đầu mối trong việc tiếp nhận, phân loại và xử lý các đơn gửi Thanh tra Bộ, gửi Bộ Tư pháp.
b) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ nhận được đơn có trách nhiệm phân loại, vào sổ theo dõi và xử lý đơn.
Theo đó, việc phân loại và vào sổ theo dõi đơn tố cáo gửi Bộ Tư pháp được thực hiện như sau:
- Đơn tố cáo được tiếp nhận từ các nguồn theo quy định tại Điều 5 Quy chế này phải được phân loại theo quy định của pháp luật về quy trình xử lý đơn thư tố cáo và phải được vào sổ hoặc nhập thông tin vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định hoặc phần mềm xử lý đơn để tra cứu, quản lý, theo dõi.
Theo Điều 5 Quy chế xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị có nội dung khiếu nại, tố cáo tại Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1428/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Tiếp nhận đơn
Đơn được tiếp nhận từ các nguồn sau:
1. Đơn do cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp gửi đến Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ; qua Văn thư Bộ; qua dịch vụ bưu chính; qua hộp thư góp ý của cơ quan, đơn vị; qua địa điểm Tiếp công dân của Bộ Tư pháp; qua đường dây nóng và các hình thức khác theo quy định pháp luật.
2. Đơn do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng, Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật.
- Việc lưu trữ, vào sổ theo dõi hoặc sao lưu dữ liệu trên máy tính, tra cứu thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và Danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những.
* Cơ quan có trách nhiệm phân loại và vào số theo dõi đơn tố cáo, gồm:
- Chánh Thanh tra Bộ là đầu mối trong việc tiếp nhận, phân loại và xử lý các đơn gửi Thanh tra Bộ, gửi Bộ Tư pháp.
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ nhận được đơn có trách nhiệm phân loại, vào sổ theo dõi và xử lý đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất công trình phòng chống thiên tai là đất gì? 07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai?
- Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện do cơ quan nào thực hiện xây dựng báo cáo Chính phủ?
- TCVN 14159-2:2024 về Quản lý tài liệu - Định dạng tệp tài liệu điện tử cho bảo quản lâu dài - Phần 2: Sử dụng ISO 32000-1 (PDF/A-2) thế nào?
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Mâm cúng ông Táo về nhà Tết Ất Tỵ? Vàng mã cúng ông Táo về nhà có phải chịu thuế TTĐB không?
- Đối khớp lý lịch đảng viên là gì? Cấp ủy cơ sở đối khớp lý lịch đảng viên theo Hướng dẫn 12 như thế nào?