Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
- Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định như thế nào?
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP gồm những vi phạm nào?
- Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
"Điều 6. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều này."
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định cụ thể tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP gồm những vi phạm nào?
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về phạm vi điều chỉnh, theo đó vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này bao gồm:
- Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;
- Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
- Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
- Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm như sau:
"Điều 27. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 28 29, 30, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, trong các cơ quan được quy định tại Điều 28, 29, 30, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao về lĩnh vực an toàn thực phẩm."
Như vậy, theo quy định nêu trên, những người sau đây là người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
(1) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân (Điều 28 Nghị định 115/2018/NĐ-CP)
- Thanh tra (Điều 29 Nghị định 115/2018/NĐ-CP)
- Công an nhân dân (Điều 30 Nghị định 115/2018/NĐ-CP)
- Bộ đội biên phòng (Điều 31 Nghị định 115/2018/NĐ-CP)
- Cảnh sát biển (Điều 32 Nghị định 115/2018/NĐ-CP)
- Hải quan (Điều 33 Nghị định 115/2018/NĐ-CP)
- Quản lý thị trường (Điều 34 Nghị định 115/2018/NĐ-CP).
(2) Công chức, viên chức thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, trong các cơ quan quy định từ Điều 29 đến Điều 34 Nghị định 115/2018/NĐ-CP đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao về lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Theo đó, chiến sĩ công an là người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?