Người có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuyển công tác thì có cần ra quyết định kết thúc giao quyền cho cấp phó được ra quyết định xử phạt không?
- Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải có những nội dung nào?
- Người có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuyển công tác thì có cần ra quyết định kết thúc giao quyền cho cấp phó được ra quyết định xử phạt không?
- Người được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có được quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn không?
Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải có những nội dung nào?
Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải có những nội dung được quy định theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định:
Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
Quyết định giao quyền phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.
Phần căn cứ pháp lý ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.
...
Theo đó, quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu.
Trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.
Xử phạt vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Người có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuyển công tác thì có cần ra quyết định kết thúc giao quyền cho cấp phó được ra quyết định xử phạt không?
Người có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuyển công tác thì có cần ra quyết định kết thúc giao quyền cho cấp phó được ra quyết định xử phạt không, thì căn căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định:
Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính
...
4. Việc giao quyền chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn giao quyền ghi trong quyết định;
b) Công việc được giao quyền đã hoàn thành;
c) Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định;
d) Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;
đ) Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
e) Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật;
g) Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị khởi tố; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;
h) Điều kiện để cấp trưởng giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính không còn.
Theo quy định nêu trên đối với trường hợp người có thẩm quyền giao quyền cho cấp phó ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau đó người có thẩm quyền bị chuyển công tác thuộc điểm d khoản 4 Điều 10 nêu trên thì được xem như đương nhiên chấm dứt việc giao quyền không cần phải ra quyết định chấm dứt giao quyền nữa.
Việc ra quyết định chấm dứt giao quyền chỉ áp dụng cho trường hợp mà người có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc giao quyền.
Do đó, người có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuyển công tác thì không cần phải ra quyết định kết thúc giao quyền cho cấp phó được ra quyết định xử phạt.
Người được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có được quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn không?
Người được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có được quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn không, thì căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:
Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như cấp trưởng.
3. Trong thời gian giao quyền, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính vẫn có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, người được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có vẫn có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?