Người có khó khăn trong nhận thức có quyền khởi kiện quyết định hành chính trái pháp luật do Ủy ban nhân dân xã ban hành không?
- Người có khó khăn trong nhận thức có quyền khởi kiện quyết định hành chính trái pháp luật do Ủy ban nhân dân xã ban hành không?
- Người có khó khăn trong nhận thức thông qua người đại diện theo pháp luật khởi kiện vụ án hành chính thì thời hiệu khởi kiện là bao lâu?
- Người có khó khăn trong nhận thức khởi kiện vụ án hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật có thể bổ sung yêu cầu khởi kiện không?
Người có khó khăn trong nhận thức có quyền khởi kiện quyết định hành chính trái pháp luật do Ủy ban nhân dân xã ban hành không?
Năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của đương sự được quy định tại Điều 54 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của đương sự
1. Năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Năng lực hành vi tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.
3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng hành chính của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
4. Đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
5. Đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
Đồng thời những người có thẩm quyền tham gia tố tụng được quy định tại Điều 53 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Người tham gia tố tụng
Người tham gia tố tụng hành chính gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.
Trong đó, người tham gia tố tụng hành chính bao gồm những người được liệt kê nêu trên bao gồm cả người đại diện của đương sự.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng hành chính của họ được xác định theo quyết định của Tòa án. Đồng thời thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
Do đó, đối với người có khó khăn trong nhận thức vẫn có quyền khởi kiện quyết định hành chính trái pháp luật do Ủy ban nhân dân xã ban hành, tuy nhiên không thể trực tiếp mà sẽ thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người có khó khăn trong nhận thức có quyền khởi kiện quyết định hành chính trái pháp luật do Ủy ban nhân dân xã ban hành không? (Hình từ Internet)
Người có khó khăn trong nhận thức thông qua người đại diện theo pháp luật khởi kiện vụ án hành chính thì thời hiệu khởi kiện là bao lâu?
Thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 được bổ sung bởi Khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019, theo đó:
Thời hiệu khởi kiện
1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
2. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước;
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Theo đó, trong thời hạn 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính trái pháp luật do Ủy ban nhân dân xã ban hành người đại diện theo pháp luật của người có khó khăn trong nhận thức có quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Người có khó khăn trong nhận thức khởi kiện vụ án hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật có thể bổ sung yêu cầu khởi kiện không?
Quyền, nghĩa vụ của đương sự được quy định tại Điều 55 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Quyền, nghĩa vụ của đương sự
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng, bao gồm:
1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;
2. Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;
3. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu;
…
Như vậy, một trong những quyền của đương sự khi tham gia tố tụng bao gồm việc giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu…
Do đó, người có khó khăn trong nhận thức thông qua người đại diện theo pháp luật có thể bổ sung yêu cầu khởi kiện đối với quyết định hành chính trái pháp luật do Ủy ban nhân dân xã ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?