Người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Ngoài việc bị phạt tiền người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị xử phạt bổ sung gì không?
- Người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ có bị tạm giữ phương tiện hay không?
Người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 9 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong đó có cụm từ bị thay thế bởi điểm h khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
...
9. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, điểm b, điểm d khoản 10 Điều 5; điểm g, điểm i khoản 8, khoản 9 Điều 6; điểm b, điểm d khoản 9 Điều 7; điểm d khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 5 Điều 33 Nghị định này."
Như vậy, đối với hành vi không tuân thủ, không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ đối với cá nhân thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài việc bị phạt tiền người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị xử phạt bổ sung gì không?
Căn cứ khoản 10, khoản 11, khoản 12 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
b) Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;
c) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
11. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải phá dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra."
Như vậy, trường hợp bạn đề cập đến là người vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này nên ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ sẽ không phải chịu thêm hình thức xử phạt bổ sung nào thêm.
Hành vi
Người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ có bị tạm giữ phương tiện hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau
"Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33."
Theo đó, người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bị tạm giữ phương tiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?