Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trường hợp, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
- Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;
- Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 78 Nghị định 144/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
- Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
- Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị.
- Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bắt buộc hỗ trợ tiền ăn khi tổ chức làm thêm giờ? Làm thêm giờ trên 200 giờ thì phải báo cáo tới cơ quan nào?
- Xác định định mức dự toán mới cho công trình được thực hiện như thế nào? Định mức dự toán mới được xác định bằng phương pháp nào?
- Giải thích từ ngữ trong Nghị định 175, Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng?
- Chất thải rắn thông thường bao gồm những gì? Danh mục chất thải y tế là chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ tái chế gồm những gì?
- Nghị định 175 quy định các công việc thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm?