Người chiếm đoạt vũ khí quân dụng bị xử lý như thế nào? Người che giấu tội phạm về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Người chiếm đoạt vũ khí quân dụng bị xử lý như thế nào? Người che giấu tội phạm về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? - Câu hỏi của anh Quốc Hoàng đến từ Bắc Ninh

Người chiếm đoạt vũ khí quân dụng bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 106 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự như sau:

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
d) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người chiếm đoạt vũ khí quân dụng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Khung hình phạt 1: Người nào vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

Khung hình phạt 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

- Có tổ chức;

- Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

- Làm chết 02 người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

- Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.

Khung hình phạt 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

- Làm chết 03 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

- Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người nào có hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nêu trên.

Vũ khí quân dụng

Vũ khí quân dụng (Hình từ Internet)

Người che giấu tội phạm về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ vào Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về che giấu tội phạm như sau:

Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Như vậy, người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm.

Vì vậy mà người có hành vi che giấu việc chiếm đoạt vũ khí quân dụng thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm.

Tuy nhiên, nếu người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015.

Khi quyết định hình phạt của người phạm tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng thì Tòa án sẽ căn cứ vào những điều gì?

Căn cứ vào Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt như sau:

Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

Như vậy, khi quyết định hình phạt về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng thì Tòa án sẽ căn cứ vào những điều sau:

- Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;

- Thân thân người phạm tội;

- Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng
Vũ khí quân dụng Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Vũ khí quân dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đạn có được xem là vũ khí quân dụng không?
Pháp luật
Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Biện pháp bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng dao có tính sát thương cao từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Súng cầm tay trong vũ khí quân dụng bao gồm những loại súng nào? Sửa chữa vũ khí quân dụng có bị phạt không?
Pháp luật
Bom sót lại sau chiến tranh trong nhân dân có là vũ khí quân dụng không? Người dân có trách nhiệm phải giao nộp không?
Pháp luật
Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng bị xử lý hình sự như thế nào? Người che giấu hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Sử dụng súng là vũ khí quân dụng bắn chết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những tội danh nào? Tổng hợp hình phạt chung ra sao?
Pháp luật
Tàng trữ một viên đạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tàng trữ vũ khí quân dụng bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Giấu súng ngắn K54 trong cốp xe để phòng thân có bị ở tù hay không? Súng ngắn K54 có thuộc vũ khí quân dụng hay không?
Pháp luật
Súng hoa cải là gì? Mua bán trái phép súng hoa cải thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Súng hoa cải có phải vũ khí quân dụng không? Có được tự chế tạo súng hoa cải để dùng phòng thân không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
5,128 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng Vũ khí quân dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng Xem toàn bộ văn bản về Vũ khí quân dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào