Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ không?
Trưởng công an cấp huyện có phải người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân như sau:
Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân
1. Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân là những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);
c) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an cấp huyện (nơi có Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc);
đ) Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
e) Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện
Theo đó, Trưởng Công an cấp huyện nơi có Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc là người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân.
Ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Hình từ Internet)
Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ không?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 17 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).
2. Quyết định thành lập ban chỉ huy, ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư này để phục vụ công tác chỉ huy, điều hành các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Quyết định hướng tấn công chính và bố trí lực lượng, phương tiện triển khai hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các bước triển khai thực hiện biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Phân chia khu vực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chỉ định và phân công nhiệm vụ cho người chỉ huy các khu vực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
5. Tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho các lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
6. Tổ chức bảo đảm điều kiện phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
7. Thường xuyên tổng hợp tình hình, kết quả công tác tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để kịp thời báo cáo lãnh đạo cấp trên theo quy định.
8. Cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông về tình hình, kết quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
Như vậy, người chỉ huy có quyền quyết định thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo quy định pháp luật để phục vụ công tác chỉ huy, điều hành các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Trưởng công an cấp huyện được nắm giữ chức vụ gì trong ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về thành phần của ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ như sau:
Thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được thành lập trong trường hợp đám cháy, sự cố, tai nạn lớn, phức tạp do người có chức vụ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư này trực tiếp chỉ huy.
2. Thành phần ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, gồm:
a) Trưởng ban là người giữ chức vụ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
b) Phó Trưởng ban là người giữ chức vụ quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư này của nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn; chỉ huy Công an cấp huyện quản lý địa bàn, nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn;
c) Thành viên là chỉ huy cấp phòng và tương đương thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và các đơn vị Công an được điều động tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Trường hợp xét thấy cần thiết, người chỉ huy của lực lượng Công an nhân dân có thể đề nghị người chỉ huy thuộc lực lượng Quân đội, người chỉ huy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy và khoản 2 Điều 16 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP tham gia thành phần ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Các Phó Trưởng ban và thành viên ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
5. Ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tự giải thể sau khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, Trưởng công an cấp huyện sẽ giữ vị trí thành viên của ban chỉ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?