Người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là người như thế nào? Phòng cháy và chữa cháy dựa trên những nguyên tắc nào?
Người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là người như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Người chỉ huy chữa cháy
1. Người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là người có chức vụ cao nhất chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy.
Theo đó, người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là người có chức vụ cao nhất chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy.
Người chỉ huy chữa cháy có nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy như thế nào?
Theo Điều 22 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy
1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:
a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy;
b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy;
c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;
d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;
đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;
e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;
g) Tổ chức thông tin về vụ cháy;
h) Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy;
i) Phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy;
k) Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy;
l) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
2. Chỉ đạo chữa cháy được áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 39 Luật Phòng cháy và chữa cháy. Nhiệm vụ của người chỉ đạo chữa cháy là tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo đảm chữa cháy an toàn, hiệu quả và khắc phục hậu quả vụ cháy.
3. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy bao gồm:
- Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy;
- Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy;
- Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;
- Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;
- Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;
- Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;
- Tổ chức thông tin về vụ cháy;
- Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy;
- Phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy;
- Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy;
- Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
- Chỉ đạo chữa cháy được áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 39 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001. Nhiệm vụ của người chỉ đạo chữa cháy là tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo đảm chữa cháy an toàn, hiệu quả và khắc phục hậu quả vụ cháy.
Chỉ huy chữa cháy
Phòng cháy và chữa cháy dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 về nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, phòng cháy và chữa cháy dựa trên những nguyên tắc sau:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
- Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
- Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
- Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?