Người buôn bán sách giáo khoa giả trị giá 100 triệu đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Người buôn bán sách giáo khoa giả trị giá 100 triệu đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Người phạm tội buôn bán sách giáo khoa giả có tổ chức có xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
- Người phạm tội buôn bán sách giáo khoa giả có được áp dụng xóa án tích theo quyết định của Tòa án không?
Người buôn bán sách giáo khoa giả trị giá 100 triệu đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
...
Theo đó, buôn bán sách giáo khoa giả không thuộc trường hợp các tội về sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, hàng giả là thuốc chữa bệnh, ... nên người buôn bán sách giáo khoa giả trị giá 100.000.000 đồng có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Buôn bán sách giáo khoa giả (Hình từ Internet)
Người phạm tội buôn bán sách giáo khoa giả có tổ chức có xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Làm chết người;
...
Theo quy định trên, người phạm tội buôn bán sách giáo khoa giả có tổ chức thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Tuy nhiên, tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
...
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Phạm tội có tổ chức là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Tuy nhiên, tình tiết có tổ chức được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Như vậy, người phạm tội buôn bán sách giáo khoa giả có tổ chức thì không được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội buôn bán sách giáo khoa giả có được áp dụng xóa án tích theo quyết định của Tòa án không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về xóa án tích theo quyết định của Tòa án như sau:
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Theo quy định trên, xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII Các tội về xâm phạm an ninh quốc gia và Chương XXVI Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và Tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự hiện hành.
Như vậy, người phạm tội buôn bán sách giáo khoa giả thuộc Chương XVIII nên không được áp dụng xóa án tích theo quyết định của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?