Người bị vô cớ bị hành hung phải nhập viện thì được bồi thường thiệt hại như thế nào? Tổ chức hành hung, cướp tài sản thì bị xử phạt ra sao?
Có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị người khác hành hung hay không?
Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."
Như vậy việc chú bạn bị hành hung tới mức phải nhận viện làm ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của mình thì có thể yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường cho mình.
Yêu cầu bồi thường khi bị hành hung vô cớ
Người bị vô cớ bị hành hung phải nhập viện thì được bồi thường thiệt hại ra sao?
Căn cứ Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm như sau:
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, trong trường hợp trên, thì chú bạn có thể yêu cầu nhóm thanh niên bồi thường về sức khỏe cho mình dựa theo tình trạng sức khỏe chú bạn bị tổn thất, chi phí điều trị và thu nhập bị tổn thất trong 01 tháng chú bạn không thể đi làm do nằm viện mà chú bạn được bồi thường theo quy định trên.
Tổ chức hành hung, cướp tài sản thì bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cướp tài sản như sau:
"Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Đối với hành vi cướp tài sản có tính tổ chức, gây thương tích tổn hại sức khỏe cho người khác thì hình phạt cho nhóm thanh niên trên có thể từ 07 năm đến 20 năm tù tùy mức độ gây tổn thương hoặc giá trị tài sản mà chúng cướp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi đấu AIC 2024 Liên Quân Mobile mới nhất? Liên Quân Mobile là môn thi đấu tại SEA Games đúng không?
- Mẫu danh sách đoàn viên ưu tú đủ điều kiện phát triển Đảng là mẫu nào? Điều kiện để Đoàn viên ưu tú vào Đảng?
- Thông tư 85/2024 sửa đổi, bổ sung Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm ra sao?
- Ngày 4 tháng 12 - Quốc tế Ôm Tự Do có được tự do ôm người khác? Ôm người dưới 16 tuổi có phạm tội dâm ô?
- Mẫu giấy đề nghị đăng ký trái phiếu doanh nghiệp tại VSDC mới nhất? Tải mẫu? Nguyên tắc xử lý hồ sơ đăng ký trái phiếu doanh nghiệp?