Người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân có phải cạo trọc đầu không?

Người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân có phải cạo trọc đầu không? Người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân được gặp người bào chữa bất cứ khi nào có đúng không? - Câu hỏi của anh Quốc Thanh đến từ Đồng Nai

Người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân có phải cạo trọc đầu không?

Căn cứ vào Điều 12 Nội quy ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BQP về Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:

Gặp thân nhân; người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khác
1. Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp thân nhân, người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khác theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; trước khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc quần áo dài, đi dép, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn; nam phải để tóc ngắn, không cạo trọc đầu, không để râu, ria mép.
2. Thủ trưởng cơ sở tạm giữ, tạm giam quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp và thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết; trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án yêu cầu cùng giám sát thì cơ quan đang thụ lý vụ án cử người phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát việc thăm gặp.
3. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết; gặp người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân khác vào ngày làm việc; thời gian thăm gặp theo giờ làm việc của cơ sở giam giữ.
4. Số lần gặp và thời gian mỗi lần gặp thân nhân thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Trường hợp vượt quá số lần theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam hoặc gặp người không phải là thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý bằng văn bản.
5. Người bị tạm giữ, tạm giam được bố trí gặp thân nhân hoặc đại diện các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác tại nhà (buồng) thăm gặp.
6. Trong quá trình thăm gặp, phải cách ly người đến thăm gặp với người bị tạm giữ, tạm giam; quá trình thăm gặp phải được cơ sở giam giữ giám sát.

Người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân được gặp thân nhân, người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khác theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

Trước khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc quần áo dài, đi dép, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn; nam phải để tóc ngắn, không cạo trọc đầu, không để râu, ria mép.

Như vậy, người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân phải để tóc ngắn, không cạo trọc đầu.

Người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân có phải cạo trọc đầu không?

Người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân có phải cạo trọc đầu không? (Hình từ Internet)

Người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân được mang những quà gì vào buồng giam?

Căn cứ vào Điều 14 Nội quy ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BQP về Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:

Nhận, gửi thư, nhận quà
1. Người bị tạm giữ, tạm giam chỉ được gửi thư, nhận thư, sách, báo và tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép.
2. Thư, sách, báo và tài liệu phải để mở và chịu sự kiểm tra, kiểm duyệt của cán bộ cơ sở giam giữ.
3. Người bị tạm giữ, tạm giam được nhận và mang vào buồng giam quà là các loại thực phẩm đã chế biến, sử dụng được ngay; cán bộ cơ sở giam giữ phải kiểm tra trước khi cho người bị tạm giữ, tạm giam nhận.
4. Cơ sở giam giữ có thể tổ chức căng tin bán các hàng hóa thiết yếu cho người bị tạm giữ, tạm giam. Giá bán hàng hóa phải được Thủ trưởng cơ sở giam giữ duyệt, niêm yết công khai và không được cao hơn giá bán lẻ thời điểm đó tại địa phương.

Người bị tạm giữ ở cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân được nhận và mang vào buồng giam quà là các loại thực phẩm đã chế biến, sử dụng được ngay; cán bộ cơ sở giam giữ phải kiểm tra trước khi cho người bị tạm giữ, tạm giam nhận.

Người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân được gặp người bào chữa bất cứ khi nào có đúng không?

Căn cứ vào Điều 17 Nội quy ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BQP về Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:

Gặp người bào chữa
1. Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp người bào chữa tại phòng làm việc do cơ sở giam giữ bố trí. Quá trình gặp phải được cơ sở giam giữ giám sát.
2. Người bào chữa chỉ được gặp người bị tạm giữ, tạm giam vào thời gian quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nội quy này. Khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam, người bào chữa phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ. Trường hợp phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam hoặc người bào chữa vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp dừng ngay việc gặp, lập biên bản và báo cáo Thủ trưởng cơ sở giam giữ để thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án.

Người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân được gặp người bào chữa tại phòng làm việc do cơ sở giam giữ bố trí. Quá trình gặp phải được cơ sở giam giữ giám sát.

Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 12 Nội quy ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BQP do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thì người bào chữa chỉ được gặp người bị tạm giữ, tạm giam vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết; gặp người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân khác vào ngày làm việc; thời gian thăm gặp theo giờ làm việc của cơ sở giam giữ.

Tạm giữ
Tạm giam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời gian tạm giữ tối đa đối với người chưa thành niên theo thủ tục hành chính là bao lâu theo quy định?
Pháp luật
Áp dụng tạm giữ con dấu của doanh nghiệp khi nào? Trình tự chấm dứt tạm giữ con dấu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý tạm giữ trong quân đội sẽ được lưu trữ theo nguyên tắc nào? Những hành vi bị nghiêm cấm trong lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ?
Pháp luật
Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án trong trường hợp nào? Thời hạn tạm giam bị cáo sau khi tuyên án là bao lâu?
Pháp luật
Đang bị tạm giam nhưng trước đây đã từng có 4 tiền án thì giờ phải làm sao để được tại ngoại điều tra?
Pháp luật
Người bị tạm giam có được đem bia rượu vào buồng tạm giam không? Khi hủy bỏ bia rượu thủ trưởng cơ sở giam giữ có ra quyết định bằng văn bản không?
Pháp luật
Người bị tạm giam dưới 18 tuổi có được gặp thân nhân với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giam bình thường không?
Pháp luật
Bị can phạm tội tham nhũng có hành bị bỏ trốn thì có phải tạm giam bị can sau khi bắt được hay không?
Pháp luật
Trong vụ án hình sự, quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ của cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê duyệt thì có thể yêu cầu hủy bỏ không?
Pháp luật
Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra phải được ra trong bao nhiêu ngày trước khi hết thời hạn tạm giam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm giữ
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
3,110 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tạm giữ Tạm giam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào