Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
- Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
- Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động?
- Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động nghỉ việc để phục hồi chức năng lao động có được trả đủ tiền lương không?
Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:
1. Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, người lao động sẽ được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi có đủ các điều kiện sau:
- Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Do đó, khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có thể được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không? (Hình từ Internet)
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động?
Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động bao gồm:
- Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo Mẫu số 09 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP. Tải về
+ Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng.
+ Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do. Tải về
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi chức năng cho người lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động nghỉ việc để phục hồi chức năng lao động có được trả đủ tiền lương không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
...
Như vậy, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động bị bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì? Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là gì?
- Mẫu Thông báo Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức viên chức và người lao động là mẫu nào?
- Kespa Cup là gì? Giải thi đấu Kespa Cup là gì? Vận động viên có được hưởng tiền lương tiền hỗ trợ tham gia thi đấu không?
- Đu trend pickleball là gì? Người đu trend pickleball sử dụng hình ảnh người khác khi chưa được sự đồng ý có bị xử phạt không?
- Vành đai biên giới do ai quyết định? 04 trường hợp được hạn chế hoạt động ở vành đai biên giới? Hoạt động nào bị hạn chế trong vành đai biên giới?