Người bị rối loạn tâm thần mạn tính nhưng vẫn điều khiển được hành vi thì có được đăng ký dự thi bằng lái xe máy hạng A1 không?
- Người bị rối loạn tâm thần mạn tính nhưng vẫn điều khiển được hành vi thì có được đăng ký dự thi bằng lái xe máy hạng A1 không?
- Người bị rối loạn tâm thần mạn tính nhưng vẫn điều khiển được hành vi đăng ký dự thi bằng lái xe máy hạng A1 cần chuẩn bị những gì?
- Khi nào thì người dự thi bằng lái xe máy hạng A1 được công nhận trúng tuyển?
Người bị rối loạn tâm thần mạn tính nhưng vẫn điều khiển được hành vi thì có được đăng ký dự thi bằng lái xe máy hạng A1 không?
Tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Đồng thời tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có quy định như sau:
Đối chiếu với những quy định trên có thể thấy, trong trường hợp người bị rối loạn tâm thần mạn tính nhưng vẫn điều khiển được hành vi thì vẫn được quyền thi bằng lái xe hạng A1 nếu đáp ứng các điều kiện khác về sức khỏe được quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Người bị rối loạn tâm thần mạn tính nhưng vẫn điều khiển được hành vi thì có được đăng ký dự thi bằng lái xe máy hạng A1 không? (hình từ Internet)
Người bị rối loạn tâm thần mạn tính nhưng vẫn điều khiển được hành vi đăng ký dự thi bằng lái xe máy hạng A1 cần chuẩn bị những gì?
Tại Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ dự sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
...
Theo đó, người bị rối loạn tâm thần mạn tính nhưng vẫn điều khiển được hành vi đăng ký dự thi bằng lái xe máy hạng A1 cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu trên.
Khi nào thì người dự thi bằng lái xe máy hạng A1 được công nhận trúng tuyển?
Tại Điều 27 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Công nhận kết quả sát hạch
1. Xét công nhận kết quả sát hạch đối với người dự sát hạch lái xe hạng A1, A2, A3 và A4:
a) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe trong hình thì được công nhận trúng tuyển;
b) Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe;
c) Thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì không được dự nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình;
d) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết nhưng không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch; nếu muốn dự sát hạch phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước.
đ) Thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch.
...
Theo đó, người dự thi cụ thể là người bị rối loạn tâm thần mạn tính nhưng vẫn điều khiển được hành vi cần đạt nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe trong hình thì được công nhận trúng tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?