Người bị mất năng lực hành vi dân sự có được mở sổ tiết kiệm ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm hay không?
Sổ tiết kiệm và thẻ tiết kiệm có phải là một hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, có quy định về thẻ tiết kiệm như sau:
Thẻ tiết kiệm
1. Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
2. Nội dung Thẻ tiết kiệm
a) Thẻ tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung sau:
(i) Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng;
(ii) Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;
(iii) Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;
(iv) Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;
(v) Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;
b) Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản này, Thẻ tiết kiệm có thể có các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thẻ tiết kiệm và sổ tiết kiệm tên gọi có thể là khác nhau nhưng bản chất. Theo đó, sổ tiết kiệm hay thẻ tiết kiệm có các nội dung nêu trên.
Người bị mất năng lực hành vi dân sự có được mở sổ tiết kiệm ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm hay không? (Hình từ Internet).
Người bị mất năng lực hành vi dân sự có được mở sổ tiết kiệm ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN có quy định về người gửi tiền như sau:
Người gửi tiền
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.
Theo đó, đối tượng được mở sổ tiết kiệm ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm gồm:
- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;
- Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.
Như vậy, công dân Việt Nam là người mất năng lực hành vi dân sự được mở sổ tiết kiệm ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật.
Thủ tục gửi tiền tiết kiệm vào sổ tiết kiệm ngân hàng đã được cấp được thực hiện qua mấy bước?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN thì thủ tục gửi tiền tiết kiệm vào sổ tiết kiệm ngân hàng đã được cấp được thực hiện như sau:
Bước 1: Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của ngân hàng và xuất trình Thẻ tiết kiệm đã cấp và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình.
Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền.
Bước 2: Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu trong trường hợp thay đổi chữ ký mẫu hoặc chưa có chữ ký mẫu được lưu tại ngân hàng.
Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng.
Bước 3: Tổ chức tín dụng đối chiếu, cập nhật các thông tin người gửi tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Bước 4: Người gửi tiền thực hiện thủ tục khác theo hướng dẫn của ngân hàng.
Bước 5: Ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm, ghi nhận tiền gửi tiết kiệm vào Thẻ tiết kiệm đã cấp và giao Thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền.
Nếu gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền thì người gửi tiền thực hiện các thủ tục do ngân hàng hướng dẫn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?