Người bị cải tạo không giam giữ phải làm công việc lao động phục vụ cộng đồng trong trường hợp nào?
- Người bị cải tạo không giam giữ phải làm công việc lao động phục vụ cộng đồng trong trường hợp nào?
- Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như thế nào?
Người bị cải tạo không giam giữ phải làm công việc lao động phục vụ cộng đồng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Cải tạo không giam giữ
...
4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.
Theo đó, Người bị phạt cải tạo không giam giữ phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này
- Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
- Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị phạt cải tạo không giam giữ phải làm công việc lao động phục vụ cộng đồng trong trường hợp nào?(Hình ảnh từ Internet)
Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 99 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau:
- Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ phải có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật Thi hành án hình sự 2019.
- Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, các hình phạt bổ sung theo bản án của Tòa án.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ; thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật.
- Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.
- Chấp hành quy định tại Điều 100 của Luật Thi hành án hình sự 2019.
- Có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
- Hằng tháng phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật Thi hành án hình sự 2019.
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 98 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau:
- Lập hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án; bàn giao hồ sơ cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
- Yêu cầu người chấp hành án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Biểu dương người chấp hành án có nhiều tiến bộ hoặc lập công;
- Giải quyết cho người chấp hành án được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú;
- Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó;
- Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án, miễn chấp hành án;
- Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án theo quyết định của Tòa án để sung quỹ nhà nước;
- Tổ chức giám sát người chấp hành án thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng;
- Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự người chấp hành án trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 105 của Luật Thi hành án hình sự 2019;
- Hằng tháng nhận xét bằng văn bản về quá trình chấp hành án của người chấp hành án và lưu hồ sơ giám sát, giáo dục;
- Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?