Người bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính có đồng nghĩa với việc đã bị xử lý vi phạm hành chính không?
Thế nào là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính?
Tại Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi điểm a khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
3. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng và biện pháp quản lý tại gia đình.
...
Chiếu theo quy định này thì biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính được hiểu là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng và biện pháp quản lý tại gia đình.
Người bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính có đồng nghĩa với việc đã bị xử lý vi phạm hành chính không? (hình từ Internet)
Có những biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nào?
Căn cứ Điều 138 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi khoản 69 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bao gồm:
1. Nhắc nhở;
2. Quản lý tại gia đình.
3. Giáo dục đưa vào cộng đồng.
Theo đó, có 03 biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính bao gồm: Nhắc nhở; quản lý tại gia đình và giáo dục đưa vào cộng đồng.
Trong đó tại Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 140 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 70 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về biện pháp nhắc nhở và quản lý tại gia đình như sau:
Điều 139. Nhắc nhở
1. Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:
a) Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;
b) Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở.
Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.
Điều 140. Quản lý tại gia đình
1. Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
Người bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính có đồng nghĩa với việc đã bị xử lý vi phạm hành chính không?
Tại khoản 5 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý
Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:
...
4. Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;
5. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, quy định này có nêu người bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, người bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không đồng nghĩa với việc đã bị xử lý vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?