Người bệnh được chỉ định phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao, đặt thể thủy tinh nhân tạo Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH NGOÀI BAO, ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao là phương pháp lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ thể thủy tinh qua một khoảng mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau.
II. CHỈ ĐỊNH
Tất cả các loại đục thể thủy tinh trừ những trường hợp chống chỉ định.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đục và lệnh thể thủy tinh nhiều >1800.
- Đục thể thủy tinh dạng màng, xơ.
- Các trường hợp đang viêm nhiễm tại mắt.
- Bệnh lý toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.
...
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao, đặt thể thủy tinh nhân tạo là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012, là phương pháp lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ thể thủy tinh qua một khoảng mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau.
Theo quy định trên, phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao được chỉ định với tất cả các loại đục thể thủy tinh trừ những trường hợp chống chỉ định.
Chống chỉ định phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao trong các trường hợp sau:
- Đục và lệnh thể thủy tinh nhiều >1800.
- Đục thể thủy tinh dạng màng, xơ.
- Các trường hợp đang viêm nhiễm tại mắt.
- Bệnh lý toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao, đặt thể thủy tinh nhân tạo (Hình từ Internet)
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao, đặt thể thủy tinh nhân tạo thực hiện theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao, đặt thể thủy tinh nhân tạo Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH NGOÀI BAO, ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Trẻ em: gây mê.
- Người lớn: tiêm tê cạnh nhãn cầu.
3.2. Kỹ thuật
- Cố định mi và cơ trực trên.
- Phẫu tích kết mạc sát rìa từ 10 giờ - 2 giờ, bộc lộ củng mạc và cầm máu.
- Rạch củng giác mạc vùng rìa: rạch 2/3 bề dày giác mạc, mở vào tiền phòng chiều dài 2mm cách rìa 1mm.
- Bơm dịch nhầy vào tiền phòng.
- Mở bao trước thể thủy tinh theo kiểu hình con tem bằng kim hoặc xé liên tục kích thước 6 - 7mm bằng kẹp phẫu tích xé bao.
- Mở rộng vết mổ vùng rìa khoảng 120 - 1400.
- Đặt chỉ an toàn
- Dùng kim 2 nòng tách và xoay phần nhân của thể thủy tinh.
- Lấy nhân: một tay phẫu thuật viên cầm spatule ấn nhẹ vào cực dưới của nhân ở vị trí 6 giờ, tay kia dùng móc lác ấn vào củng mạc ở sau mép phẫu thuật đẩy dần nhân thể thủy tinh trượt qua vết mổ ra ngoài.
- Rửa hút sạch chất nhân.
- Bơm chất nhầy vào tiền phòng, đặt thể thủy tinh nhân tạo vào trong bao.
- Rửa sạch chất nhầy.
- Khâu phục hồi vết mổ.
- Tái tạo tiền phòng bằng nước hoặc hơi.
- Tiêm kháng sinh và corticosteroid cạnh nhãn cầu.
- Tra mỡ kháng sinh, băng mắt.
Các bước phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao, đặt thể thủy tinh nhân tạo như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật vô cảm như sau:
- Đối với trẻ em là gây mê.
- Người lớn: tiêm tê cạnh nhãn cầu.
Kỹ thuật phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao, đặt thể thủy tinh nhân tạo thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Sau khi phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao có các biến chứng nào có thể xảy ra?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao, đặt thể thủy tinh nhân tạo Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH NGOÀI BAO, ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ
...
2. Sau phẫu thuật
- Xuất huyết tiền phòng: điều trị tiêu máu.
- Phù nề giác mạc: điều trị giảm phù nề.
- Viêm màng bồ đào: chống viêm bằng kháng sinh và corticosteroid, dãn đồng tử.
- Tăng nhãn áp: hạ nhãn áp bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
- Xẹp tiền phòng: xử lý theo nguyên nhân:
+ Nếu mép phẫu thuật kín: băng ép, uống nhiều nước.
+ Nếu rò mép phẫu thuật: khâu lại mép phẫu thuật và bơm hơi tiền phòng.
- Bong hắc mạc: tra atropin 1%, uống glycerol, điều trị chống viêm. Nếu sau 1 tuần tiền phòng không tái tạo thì bơm hơi tiền phòng, tháo dịch hắc mạc.
- Viêm nội nhãn: điều trị viêm nội nhãn tích cực.
Như vậy, sau khi phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao có các biến chứng và cách xử trí như sau:
- Xuất huyết tiền phòng: điều trị tiêu máu.
- Phù nề giác mạc: điều trị giảm phù nề.
- Viêm màng bồ đào: chống viêm bằng kháng sinh và corticosteroid, dãn đồng tử.
- Tăng nhãn áp: hạ nhãn áp bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
- Xẹp tiền phòng: xử lý theo nguyên nhân:
+ Nếu mép phẫu thuật kín: băng ép, uống nhiều nước.
+ Nếu rò mép phẫu thuật: khâu lại mép phẫu thuật và bơm hơi tiền phòng.
- Bong hắc mạc: tra atropin 1%, uống glycerol, điều trị chống viêm. Nếu sau 1 tuần tiền phòng không tái tạo thì bơm hơi tiền phòng, tháo dịch hắc mạc.
- Viêm nội nhãn: điều trị viêm nội nhãn tích cực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?