Người bệnh điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh y học cổ truyền có được thăm khám lâm sàng không?
Điều trị nội trú ban ngày là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 01/2019/TT-BYT quy định như sau:
Điều trị nội trú ban ngày là hình thức điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian làm việc ban ngày (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ).
Người bệnh điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh y học cổ truyền có được thăm khám lâm sàng không? (Hình từ Internet)
Người bệnh điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh y học cổ truyền có được thăm khám lâm sàng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BYT quy định về điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền như sau:
Quy định về điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền
1. Chỉ định điều trị nội trú ban ngày
Việc chỉ định điều trị nội trú ban ngày do bác sĩ quyết định và phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh phải điều trị nội trú nhưng không nhất thiết phải theo dõi, điều trị 24/24 giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Thời gian theo dõi, điều trị nội trú ban ngày cho người bệnh tối thiểu 4 giờ/ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tình trạng bệnh lý của người bệnh có thể điều trị ngoại trú thì không áp dụng điều trị nội trú ban ngày;
d) Đối với người bệnh không cư trú trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì người bệnh có thể được điều trị nội trú ban ngày hoặc điều trị nội trú 24/24 giờ.
2. Người bệnh điều trị nội trú ban ngày được thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng hằng ngày hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị và được hưởng chế độ điều trị nội trú, theo dõi và chăm sóc trong thời gian làm việc ban ngày. Các lần thăm khám hàng ngày trong thời gian điều trị không được tính tiền khám cho người bệnh.
3. Trường hợp bệnh diễn biến nặng, bất thường hoặc cần theo dõi 24/24 giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chuyển người bệnh vào điều trị nội trú và ghi trong hồ sơ bệnh án về diễn biến bệnh, hồ sơ bệnh án của người bệnh được tiếp tục sử dụng. Ngày điều trị nội trú được tính từ thời điểm người bệnh được chuyển sang điều trị nội trú 24/24 giờ.
4. Quy định ghi chép hồ sơ bệnh án
a) Hồ sơ bệnh án sử dụng trong điều trị ban ngày thực hiện theo mẫu bệnh án nội trú y học cổ truyền, trong đó có đóng dấu cụm từ "Nội trú ban ngày" vào góc trên, bên phải ở trang bìa.
b) Trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền sử dụng bệnh án điện tử thì sử dụng mẫu bệnh án điện tử do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
...
Như vậy, người bệnh điều trị nội trú ban ngày sẽ được thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng hằng ngày hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị và được hưởng chế độ điều trị nội trú, theo dõi và chăm sóc trong thời gian làm việc ban ngày.
Ngoài ra, những lần thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng hằng ngày trong thời gian điều trị không được tính tiền khám cho người bệnh.
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm như thế nào trong việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định về việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại bệnh viện khác như sau:
Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại bệnh viện khác
Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại bệnh viện khác được thực hiện như sau:
1. Căn cứ nhu cầu, số lượng, trình độ nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị để quyết định việc thành lập khoa hoặc bộ phận chuyên môn về y học cổ truyền tại bệnh viện để thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
2. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm chỉ đạo và phê duyệt việc phối hợp giữa các khoa, bộ phận chuyên môn trong việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, trong đó khoa hoặc bộ phận y học cổ truyền là đầu mối.
3. Sử dụng thuốc, thiết bị y tế, phương pháp, chuyên môn kỹ thuật của y học cổ truyền kết hợp thuốc, thiết bị y tế, phương pháp, chuyên môn kỹ thuật của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh và theo dõi, đánh giá kết quả điều trị phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động và các văn bản cho phép thực hiện của cấp có thẩm quyền.
4. Bảo đảm có đủ thuốc đáp ứng việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh, trong đó bao gồm cả thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Như vậy, giám đốc bệnh viện có trách nhiệm chỉ đạo và phê duyệt việc phối hợp giữa các khoa, bộ phận chuyên môn trong việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, trong đó khoa hoặc bộ phận y học cổ truyền là đầu mối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?