Người bao nhiêu tuổi thì được mua thuốc lá? Bố bắt con chưa đủ 18 tuổi đi mua thuốc lá thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Người bao nhiêu tuổi thì được mua thuốc lá?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012, có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
Theo quy định trên thì người chưa đủ 18 tuổi thì không được mua thuốc lá. Như vậy, người đủ 18 tuổi trở lên thì mới được mua thuốc lá.
Mua thuốc lá? (Hình từ Internet)
Bố bắt con chưa đủ 18 tuổi đi mua thuốc lá thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, có quy định về vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:
Vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá;
b) Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em;
b) Cung cấp thông tin không có cơ sở khoa học, không chính xác về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;
c) Không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ;
d) Không hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh theo quy định của pháp luật.
…
Theo đó tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, có quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
…
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
…
Như vậy, theo quy định trên thì bố bắt con chưa đủ 18 tuổi đi mua thuốc lá thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi bố bắt con chưa đủ 18 tuổi đi mua thuốc lá không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 112 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
…
Theo đó tại khoản 1 ĐIều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
…
Đồng thời tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, có quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
…
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân
Theo quy định trên thì, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS (cá nhân)
Hành vi vi phạm bố bắt con chưa đủ 18 tuổi đi mua thuốc lá là hành vi vi phạm về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS bị phạt tiền cao nhất là 1.000.000 đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt bố bắt con chưa đủ 18 tuổi đi mua thuốc lá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?